Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Friedrich Karl của Phổ (1828–1885)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 76:
Trong [[quốc hội]] lập hiến của [[Liên bang Bắc Đức]] năm [[1867]], Friedrich Karl là đại biểu của khu vực bầu cử [[Polessk|Labiau]]-[[Snamensk (Kaliningrad)|Wehlau]] ở [[Đông Phổ]].
 
Sau khi cuộc [[Chiến tranh Pháp-Phổ|Chiến tranh Pháp-Đức]] ([[1870]] &ndash; [[1871]]) bùng nổ, Friedrich Karl được phong chức Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 2 của [[Đức]]. Vào ngày [[26 tháng 7]] năm 1870, ông rời kinh đô [[Berlin]] ra chỉ huy mặt trận.<ref name="menwhohavemdade"/> Cuộc chiến đã góp phần đến danh tiếng quân sự của ông.<ref>Joseph Thomas, ''The Universal Dictionary of Biography and Mythology: Clu-hys'', trang 964</ref> Friedrich Karl nhanh chóng tiến quân vào tuyến đường rút lui của [[Tập đoàn quân]] Rhine của [[Đế chế thứ hai|Pháp]] và hiện diện tích cực lần đầu tiên trên chiến trường trong [[trận Mars-la-Tour]] vào ngày [[16 tháng 8]]. Đây là một trong những trận đánh đẫm máu nhất của chiến dịch năm 1870. Tại đây, [[Quân đoàn]] III dưới quyền tướng [[Konstantin von Alvensleben]] đã giam chân được lực lượng áp đảo của Pháp, với các quân đoàn của [[François Certain Canrobert|Canrobert]], Decaen, [[Charles Auguste Frossard|Frossard]], [[Paul de Ladmirault|Ladmirault]] và lực lượng [[Cận vệ Đế chế (Napoléon III)|Cận vệ Đế chế]], cho đến khi Friedrich Karl tung một bộ phận của các quân đoàn VIII, IX và X vào trận địa. Quân Đức vẫn yếu thế về quân số, song họ đã đánh bật quân Pháp về phía [[Metz]] sau 12 tiếng đồng hồ giao tranh ác liệt. Tiếp theo đó, vị Thân vương tham gia chỉ huy [[trận Gravelotte|trận Gravelotte-St. Privat]] vào ngày [[18 tháng 8]] năm 1870.<ref name="menwhohavemdade"/> Đối lập với sự [[thất bại]] của Tập đoàn quân số 1 ở Gravelotte, Tàitài nghệ [[chiến thuật]] của ông đã mang lại cho Tập đoàn quân số 2 thắng lợi tại St. Privat. <ref name="theodora"/>
 
Hai cuộc phá vây lớn của Bazaine đã bị đẩy lui trong [[trận Noisseville]] ([[31 tháng 8]] &ndash; [[1 tháng 9]]) và [[trận Bellevue]] ([[7 tháng 10]]), và cuối cùng ông ta phải [[cuộc vây hãm Metz (1870)|đầu hàng]] vào ngày [[27 tháng 10]] năm 1870.<ref name="houghtoncompanytr561">Houghton Mifflin Company, ''The Houghton Mifflin Dictionary of Biography'', trang 561</ref><ref name="menwhohavemdade"/> Ngày hôm sau khi Metz thất thủ, Friedrich Karl cùng với [[Thái tử]] [[Friedrich III của Đức|Friedrich Wilhelm]] được phong quân hàm ''[[Nguyên soái|Thống chế]]'' &ndash; cấp bậc cao nhất của quân đội Phổ,<ref name="menwhohavemdade"/> và sau năm 1871, ông xua quân [[Trận Orléans lần thứ hai|chiếm đoạt]] [[Orléans]], đập tan ''Binh đoàn Loire'' của [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]]. Vào ngày [[12 tháng 1]] năm 1871, ông lại giành chiến thắng trong [[trận Le Mans]],<ref name="houghtoncompanytr561"/><ref name="johnkeegentrang107"/> gây cho ''Binh đoàn Loire'' của Pháp thiệt hại rất lớn, trong đó có 12.000 [[tù binh]] không bị thương. Ngày [[14 tháng 1]], quân của Friedrich Karl chiếm được doanh trại Conlie nổi tiếng<ref name="menwhohavemdade"/>. Nhà [[lịch sử|sử học]] quân sự [[Hoa Kỳ]] [[Gordon A. Craig]] đánh giá vị vương tử là một nhà chỉ huy thận trọng, ngăn nắp nhưng thể hiện năng lực, sự quyết tâm và bền bỉ khi gặp khó khăn, Michael Howard nhìn nhận ông là một chiến sĩ nhà nghề nhưng cẩn trọng đến mức nhu nhược. <ref name="hansdelbrucktrang50">Hans Delbrück, ''Delbrück's Modern Military History'', trang 50</ref>