Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Friedrich Karl của Phổ (1828–1885)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 73:
[[Thắng lợi quyết định]] ở Königgrätz đã xác định phần thắng thuộc về Phổ trong cuộc chiến. Mặc dù tướng Moltke là "kiến trúc sư" trưởng của chiến thắng, tài thao lược mà Friedrich Karl thể hiện trên cương vị chỉ huy một tập đoàn quân Phổ đã đem lại cho ông tiếng tăm như một trong những [[người lính|chiến sĩ]] hàng đầu [[châu Âu]] thời đó.<ref name="jamesdabneymccabetr"/> Sau đại thắng, Friedrich Karl điều quân vào [[Moravia]] và tiến xuống Brittnn, trong khi Herwarth von Bittenfeld tiến xuống Iglau, nhằm tạo bàn đạp tiến đánh [[Viên]]. Tổng chỉ huy mới của quân đội Áo ra lệnh cho Benedek tập kết quân lực ở Florisdorf để phòng vệ [[thủ đô|kinh thành]] Viên. Khác với Thái tử, Friedrich Karl khá thành công trong việc cắt đường rút trực tiếp của Benedek về Viên. Ngày [[16 tháng 7]], ông phái [[sư đoàn]] [[August von Horn|Horn]] đến Lundenburg, buộc Benedek phải vượt bờ trái sông March. Tướng Áo giờ đây phải rút về Viên theo đường [[dãy Karpath|núi Karpath]]. Ngày [[22 tháng 7]] năm 1866, quân của Friedrich Karl tổ chức thành công thế trận bao vây tiêu diệt lực lượng Áo trong [[trận Blumenau]], nhưng trước khi ông có thể giành một thắng lợi vang dội khác và mở đường cho quân Phổ tiến vào [[Hungary]], vị thân vương đã nhận được thông tin về hiệp định đình chiến giữa Phổ và Áo trong buổi trưa ngày hôm đó. <ref name="menwhohavemdade"/>
 
=== Chiến tranh Pháp-Đức và những năm cuối đời ===
Trong [[quốc hội]] lập hiến của [[Liên bang Bắc Đức]] năm [[1867]], Friedrich Karl là đại biểu của khu vực bầu cử [[Polessk|Labiau]]-[[Snamensk (Kaliningrad)|Wehlau]] ở [[Đông Phổ]].
 
Dòng 84:
Vào ngày [[3 tháng 12]] năm 1870, quân của Friedrich Karl, phối hợp với đội quân của Đại Công tước xứ Mecklenburg, [[Trận Orléans lần tứ hai|đánh tan quân Pháp]] ở Chevilly và Chilliers-aux-Bois và buộc địch phải rút vào [[Orléans]]. Quân Đức giành lại thành phố này vào ngày [[5 tháng 11]]. Chiến thắng này đem lại cho Đức hơn 1 vạn tù binh và gần 80 khẩu [[pháo|đại bác]]. Sau đó, vị thân vương tiếp tục kéo quân đến [[Tours]]. Vào ngày [[12 tháng 12]], ông dời tổng hành dinh đến Beaugency, nơi Đại Công tước xứ Mecklenburg đã đánh thắng một đạo quân lớn của Pháp [[Trận Beaugency|trong mấy ngày trước đó]]. Quân ông chiếm giữ Blois vào ngày [[13 tháng 12]] và [[Trận Vendôme|Vendôme]] ngày [[16 tháng 12]]. Đến thời điểm này, Tập đoàn quân Loire đã bị giảm xuống còn nửa quân số. Ngày [[4 tháng 1]] năm [[1871]], sau khi đã chuẩn bị chu đáo, Friedrich Karl phát động tấn công. Vào ngày [[6 tháng 1]], ông đánh vào một đạo quân Pháp đang tiến đến Vendôme, buộc địch phải chạy về Azay và Montoire. Trong hàng loạt cuộc giao chiến ác liệt diễn ra vào hôm sau, quân ông lần lượt đánh chiếm Nogent-le-Rotrou, Sarg, Savigny vã La Chartre, rồi vào ngày [[8 tháng 1]], quân Pháp thua chạy khỏi St. Calais và Bouloirc. Cuối cùng, Friedrich Karl đại phá Tập đoàn quân Loire trong [[trận Le Mans]], làm chủ [[Le Mans]] vào ngày [[12 tháng 1]], đồng thời chiếm được các cứ điểm St. Comeille phía đông nam Le Mans. <ref name="menwhohavemdade"/>
 
Bảy ngày giao chiến ác liệt đã gây cho Tập đoàn quân LoirecủaLoire thiệt hại hết sức to lớn, trong đó có 2 vạn tù binh, nhiều đại bác và phương tiện chiến tranh khác. Ngày [[14 tháng 1]], quân của Friedrich Karl chiếm được doanh trại Conlie nổi tiếng. Chiến dịch sông Loire đã chấm dứt thắng lợi. Vào ngày [[28 tháng 1]], hiệp định đình chiến được ký kết giữa [[Đế quốc Đức|Đức]] và Pháp. Để ghi nhớ những cống hiến cho cháu mình cho chiến thắng của [[người Đức]], Wilhelm I &ndash; giờ đây là Vua Phổ và [[Hoàng đế Đức]] &ndash; đã ban tặng cho Friedrich Karl Đại thập tự của [[Huân chương Thập tự Sắt]] vào ngày [[22 tháng 3]] năm 1871<ref name="menwhohavemdade"/>. Ngoài ra, ông còn được thưởng 30 vạn [[thaler]].
 
Friedrich Karl được xem là một nhà cầm quân tài ba.<ref name="menwhohavemdade"/> Theo đánh giá của nhà [[lịch sử|sử học]] quân sự [[Hoa Kỳ]] [[Gordon A. Craig]], vị vương tử là một nhà chỉ huy thận trọng, ngăn nắp nhưng luôn thể hiện năng lực cũng như sự quyết tâm và bền bỉ khi gặp khó khăn. Michael Howard, tác giả một cuốn sách viết về cuộc Chiến tranh Pháp-Đức 1870-1871, nhìn nhận ông là một chiến sĩ nhà nghề nhưng cẩn trọng đến mức nhu nhược. <ref name="hansdelbrucktrang50">Hans Delbrück, ''Delbrück's Modern Military History'', trang 50</ref>
 
=== Những năm cuối đời ===
Ông được phong tặng ''Knight Grand Cross'' (''Đại Thập tự Hiệp sĩ'') danh dự của [[Huân chương Bath]] của [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] năm [[1878]].<ref name=it1>{{Citation
| last =