Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Thịnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 24:
Trịnh Thịnh sinh vào lúc giao thời giữa chế độ phong kiến và thực dân, lớn lên tại [[Hà Nội]]. Lúc còn nhỏ, ông theo học "trường Tây" do [[Pháp]] mở. Từ nhỏ ông đã có niềm đam mê đặc biệt với điện ảnh. Tuy nhiên, các hoạt động điện ảnh của Việt Nam khi đó còn hạn chế, bó hẹp trong vài buổi chiếu phim công cộng ở các rạp [[Hàng Da]], [[Hàng Quạt]], những nơi Trịnh Thịnh thường lui tới khi còn là một cậu bé<ref name=vne2/>. Trước năm [[1954]], Trịnh Thịnh làm việc ở [[Ngân hàng Đông Dương]] (Banque L'Indochine). Sau 1954, Ngân hàng Đông Dương ngừng hoạt động, ông làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống cho tới khi trúng tuyển cuộc thi tuyển diễn viên [[lồng tiếng]] cho một hãng xuất nhập khẩu phim của [[Liên Xô]] vào năm 1956 và bắt đầu tham gia vào hoạt động điện ảnh chuyên nghiệp với tư cách diễn viên lồng tiếng. Cũng cần nói thêm rằng trước đó Trịnh Thịnh có tham gia hoạt động sân khấu với vai diễn đầu tiên là vai thầy Tú trong vở kịch Pháp nổi tiếng ''Topaze''.
 
Cũng trong năm [[1956]], hãng phim truyện Việt Nam sản xuất bộ phim đầu tiên trong lịch sử [[điện ảnh Việt Nam]] ''[[Chung một dòng sông]]'', đạo diễn [[Phạm Kỳ Nam]] đã mời Trịnh Thịnh tham gia. Không được đào tạo trường lớp bài bản, nhưng với kinh nghiệm có được trong khoảng thời gian làm công việc lồng tiếng, Trịnh Thịnh đã vào vai khá thành công<ref name=vne2/>. Trịnh Thịnh sau đó đóng rất nhiều phim và những vai của ông đều được đánh giá là thành công như ông nội thằng Bờm trong phim ''[[Thằng Bờm (phim)|Thằng Bờm]]'', ông Củng trong ''[[Vợ chồng anh Lực]]'', người cha trong ''[[Lá ngọc cành vàng (phim)|Lá ngọc cành vàng]]'', lão thuyền chài trong ''[[Lời nguyền một dòng sông]]'', ông chủ tịch huyện trong ''[[Thị trấn yên tĩnh]]'', phim ''[[Vợ chồng A Phủ]]'', ''[[Xích lô (phim)|Xích lô]]''... Với vai diễn phó chủ tịch huyện trong phim ''Thị trấn yên tĩnh'' và vai ông nội Bờm trong phim ''Thằng Bờm'', ông được trao Bông Sen Vàng cho Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Quốc gia lần thứ 8 năm 1988<ref name=dt1/>. Phim cuối cùng ông tham gia diễn xuất là ''Tết này ai đến xông nhà''<ref name=tt1/>.
 
Vẻ bề ngoài và tính cách khiến Trịnh Thịnh rất được các đạo diễn ưa thích cho những vai các cụ già nhà quê hoặc những nhân vật mang đậm dấu ấn của làng quê nông thôn Việt Nam. Những vai diễn thành công của ông là những vai diễn hài, tuy nhiên cũng có những vai bi như phim ''Lời nguyền một dòng sông''. Ông không khai thác tiếng cười tự nhiên chủ nghĩa, rẻ tiền mà thay vào đó khai thác triệt để đời sống tâm lí của nhân vật.