Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiziano Vecelli”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
GcnnAWB (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: NaplesNapoli, LondonLuân Đôn
n Thêm thể loại VIP, replaced: . → ., ; → ; (2) using AWB
Dòng 84:
Cũng trong thời gian này, thời điểm ông tới thăm [[Roma]], nghệ sĩ bắt đầu loạt tranh Venus (''The [[Venus of Urbino]]'' of the Uffizi, ''Venus and Love'' tại cùng bảo tàng, ''Venus and the Organ-Player'', Madrid), trong đó được ghi nhận hiệu ứng hay sự phản chiếu trực tiếp của cảm giác được tạo ra với nghệ sĩ khi tiếp xúc với tác phẩm điêu khắc cổ. [[Giorgione]] đã xử lý với chủ đề này trong bức tranh Dresden của ông, được Titian hoàn thành, nhưng ở đây một tấm vải màu tía thay thế cho một phong cảnh phía sau đã thay đổi, bởi màu sắc hài hoà của nó, toàn bộ nghĩa của cảnh.
 
Ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp Titian đã thể hiện mình là một bậc thầy về vẽ chân dung, trong những tác phẩm như ''La Bella'' (Eleanora de Gonzaga, Nữ công tước Urbino, tại Cung điện Pitti). Ông đã vẽ chân dung của các hoàng thân, hay Doges, những hồng y giáo chủ hay các thầy tu, và những nghệ sĩ hay các tác gia. "Theo Từ điển bách khoa Thiên chúa giáo ...không hoạ sĩ nào có được thành công như vậy trong việc lấy ra được từ mỗi gương mặt nhiều nét đặc điểm và cái đẹp như thế". Trong số các hoạ sĩ vẽ chân dung Titian được so sánh với [[Rembrandt]] và [[Diego Velázquez|Velázquez]], với sự thể hiện nội tâm của Rembrandt, và sự trong sáng, chắc chắn và rõ ràng của Velázquez.
 
Những tính chất vừa được nêu trên thể hiện đầy đủ trong bức ''[[chân dung Paul III (Titian)|Chân dung Paul III]]'' của [[Napoli]], hay bản phác hoạ [[Paul III và cháu Alessandro và Ottavio Farnese|giáo hoàng và hai người cháu]], ''[[Chân dung Pietro Aretino (Titian)|Chân dung Aretino]]'' tại Cung điện Pitti, ''Eleanora của Bồ Đào Nha'' (Madrid), và loạt tranh [[Charles V, Hoàng đế Roma Thần thánh|Vua Charles V]] trong cùng bảo tàng, ''Charles V với một chú chó săn'' (1533), và đặc biệt là ''Charles V tại Mühlberg'' (1548), một bức tranh chân dung cưỡi ngựa với một sự hoà nhịp của các màu tía có lẽ là ''ne plus ultra'' của nghệ thuật hội hoạ.
Dòng 129:
Nhiều nghệ sĩ khác trong gia đình Vecelli nối tiếp được danh tiếng của Titian. [[Francesco Vecellio]], anh trai ông, được Titian hướng dẫn vào con đường nghệ thuật(theo lời kể là vào năm mười hai tuổi, nhưng biên niên sử hầu như không chấp nhận điều này), và vẽ trong nhà thờ S. Vito tại Cadore một bức tranh một vị thánh có vũ trang. Đây là một tác phẩm đáng chú ý, mà Titian (như câu chuyện thường được kể) cũng phải ghen tị; vì thế Francesco đã được định hướng chuyển từ vẽ tranh sang làm một quân nhân, và sau đó trở thành một thương gia.
 
Marco Vecellio, được gọi là [[Marco di Tiziano]], người cháu trai của Titian, sinh năm 1545, cũng trở thành một bậc thầy khi đã có tuổi, và, đã học được những phương pháp làm việc của ông. Ông đã để lại một số tác phẩm đẹp trong cung điện kép, bức ''Meeting of Charles V. và [[Giáo hoàng Clement VII|Clement VII]]. năm 1529'' ; tại S. Giacomo di Rialto, một ''Annunciation'' ; tại SS. Giovani e Paolo, ''Christ Fulminant''. Một người con trai của Marco, tên là Tiziano (or Tizianello), đã sáng tác tranh ở đầu thế kỷ 17.
 
Từ một nhánh khác của gia đình có [[Fabrizio di Ettore]], một hoạ sĩ mất năm 1580. Anh/em trai ông là Cesare, người cũng để lại một số bức tranh, nổi tiếng về cuốn sách của ông về các trang phục điêu khắc, ''Abiti antichi e moderni''. [[Tommaso Vecelli]], cũng là một hoạ sĩ, mất năm 1620. Một người họ hàng khác, Girolamo Dante, là một học giả và trợ lý của Titian, được gọi là [[Girolamo di Tiziano]]. Nhiều bức tranh của ông đã được Tititan sửa chữa, và rất khó để phân biệt so với những bức tranh gốc.