Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thang sức gió Beaufort”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Thang sức gió Beaufort không có cấp trên 12. Các cấp trên 12 là sự mô phỏng từ thang bão Saffir-Simpson nhưng không tương ứng
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Thang sức gió Beaufort''' hay đơn giản là '''cấp gió''' là thang đo kinh nghiệm về sức gió, chủ yếu dựa trên trạng thái của mặt biển hay các trạng thái sóng. Cũng cần lưu ý rằng độ cao của sóng tính trong điều kiện tìm thấy ở các biển vắng.
 
==Lịch sử==
Thang sức gió này được [[Francis Beaufort]], một đô đốc hải quân và đồng thời là một nhà thủy văn học người [[Ireland]], tạo ra năm [[1805]]. Thang mang tên Beaufort có sự phát triển lâu dài và phức tạp, từ công trình trước đó của những người khác cho tới khi Beaufort trở thành người quản lý cao cấp trong Hải quân Hoàng gia Anh trong thập niên 1830. Đầu thế kỷ 19, các sĩ quan hải quân thực hiện các quan sát thời tiết theo thường ệ nhưng đã không tồn tại một thang tiêu chuẩn và vì thế các quan sát này là rất chủ quan - một người cho đó là "gió nhẹ" thì người khác cũng có thể coi đó là "gió vừa phải". Beaufort đã thành công trong việc đưa mọi thứ vào quy chuẩn.
 
Thang ban đầu có 13 cấp (từ 0 tới 12) đã không dẫn chiếu tới các con số về [[vận tốc gió]] mà liên quan tới các điều kiện gió định tính có tác động lên các buồm của [[man of war]], khi đó là các loại tàu chủ yếu của [[Hải quân Hoàng gia Anh]], từ "vừa đủ để chịu lái" tới "không vải nào của buồm có thể chịu được". Ở cấp 0, tất cả các buồm có thể giương lên; ở cấp 6 thì một nửa số buồm có thể phải hạ xuống; ở cấp 12 thì tất cả các buồm phải xếp gọn lại<ref>[http://www.bbc.co.uk/weather/features/understanding/beaufort_scale.shtml BBC - Weather Centre - Features - Understanding Weather - Beaufort Scale]</ref>.
 
Thang sức gió này đã là tiêu chuẩn cho mọi nhật trình hàng hải trên các tàu thuyền của Hải quân Hoàng gia Anh vào cuối thập niên 1830, và đã được thích ứng đẻ ử dụng phi-hải quân kể từ thập niên 1850, với các số của thang tương ứng với sự xoay vòng của [[máy đo gió]] hình chén. Năm 1906, để phù hợp với sự phát triển của tàu hơi nước, các miêu tả đã được thay đổi để miêu tả biển như thế nào chứ không phải là buồm như thế nào, được vận hành và mở rộng cho các quan sát trên đất liền. Sự xoay vòng của các con số trên thang chỉ được chuẩn hóa vào năm 1923. [[George Simpson (nhà khí tượng học)|George Simpson]], Giám đốc [[Cục Khí tượng]] Vương quốc Anh, là người chịu trách nhiệm về điều này và về bổ sung các miêu tả trên cơ sở đất liền<ref>[http://www.metoffice.gov.uk/education/secondary/students/beaufort.html Met Office: The Beaufort scale]</ref>. Sự đo đạc đã được thay đổi một chút vào vài thập niên sau để hoàn thiện sự thuận tiện trong sử dụng cho các [[nhà khí tượng học]]. Ngày nay, nhiều quốc gia đã từ bỏ kiểu miêu tả và đơn vị đo này và sử dụng các đơn vị của [[SI]] như m/s hay km/h, nhưng các cảnh báo [[thời tiết khắc nghiệt]] đưa ra công chúng vẫn là xấp xỉ như vậy khi sử dụng thang Beaufort.
 
Thang Beaufort được mở rộng năm 1946, khi các cấp từ 13 tới 17 được thêm vào. Tuy nhiên, các cấp từ 13 tới 17 chỉ nhằm áp dụng cho các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn khi có bão nhiệt đới mạnh. Ngày nay, thang mở rộng chỉ được sử dụng tại [[Đài Loan]], [[Trung Quốc]] và gần đây là [[Việt Nam]].
 
Tốc độ gió trên thang Beaufort mở rộng 1946 dựa trên công thức kinh nghiệm:<ref>{{cite book | title = Environmental Oceanography | author = Tom Beer | publisher = CRC Press | year = 1997 | isbn = 0849384257 | url = http://books.google.com/books?id=pgZtaB-qOmYC&pg=PA224&dq=%22Beaufort+Scale%22+0.836&lr=&as_brr=3&ei=zE-8R_qDAYjAiwHXs93VBQ&sig=-BYb90BCgJH9eCxqj5FDLJYk3kY }}</ref>
 
: ''v'' = 0,836 ''B''<sup>3/2</sup> m/s
 
trong đó ''v'' là tương đương với vận tốc gió 10 mét trên bề mặt và ''B'' là số trên thang Beaufort. Chẳng hạn, ''B'' = 9,5 cho giá trị của v là 24,48 m/s, nó tương đương với giới hạn dưới của "cấp 10 Beaufort". Sử dụng công thức này thì gió mạnh nhất (trên 330 km/h) trong các trận siêu bão có thể đạt tới giá trị cấp 23 trên thang.
 
Ngày nay, đôi khi cấp gió bão được miêu tả như là cấp trong thang Beaufort từ 12 tới 16, có liên quan gần đúng với thể loại tốc độ tương ứng của [[thang bão Saffir-Simpson]], trong đó các trận bão thực sự được đo đạc, trong đó thể loại 1 tương đương với cấp 12 Beaufort. Tuy nhiên, các cấp mở rộng trên thang sức gió Beaufort trên 13 không trùng khớp với thang bão Saffir-Simpson. Các [[vòi rồn]] thể loại 1 trên [[thang Fujita]] và [[thang TORRO]] cũng bắt đầu gần đúng ở mức trên của cấp 12 trong thang Beaufort nhưng chúng là các thang độc lập.
 
Cũng cần lưu ý rằng độ cao của sóng tính trong điều kiện tìm thấy ngoài biển khơi, chứ không phải ven bờ.
==Thang độ và miêu tả==
{| class="wikitable"
Hàng 30 ⟶ 49:
| 12 || 64 / 118-132 / 73 và cao hơn || Gió bão cực mạnh || 14+ || Các con sóng khổng lồ. Không gian bị bao phủ bởi bọt và bụi nước. Biển hoàn toàn trắng với các bụi nước. Nhìn gần cũng không rõ. || Nhiều công trình hư hỏng nặng.
|}
 
==Lịch sử==
Thang đo này được tạo ra bởi sĩ quan hải quân người [[Ailen]] Sir [[Francis Beaufort]] khoảng [[1805]].
 
Thang ban đầu không có vận tốc gió, nhưng được lập như một tập hợp các tình trạng định tính từ 0 đến 12 mà các tàu thuyền hải quân có thể hoạt động dưới những điều kiện đó - từ 'vừa đủ để lái' tới 'không có buồm nào chịu được'.
 
Thang đo này đã là một phần tiêu chuẩn của các ghi chép cho tàu thuyền hải quân hoàng gia Anh trong những năm cuối thập niên [[1830]].
 
Thang này được chấp thuận sử dụng cho các hoạt động phi-hải quân từ những năm thập niên 1850, với các số Beaufort được ràng buộc với sự quay của [[máy đo gió]]. Việc chuyển sự quay thành các số chỉ được chuẩn hóa vào năm [[1923]] và phép đo đã thay đổi một chút sau đó vài chục năm để hoàn thiện nó, phục vụ cho các nhà khí tượng học.
 
==Ứng dụng==
Thang đo sức gió Beaufort được sử dụng để phục vụ cho công tác [[dự báo thời tiết]].
Hàng 53 ⟶ 62:
*[http://avc.comm.nsdlib.org/cgi-bin/wiki_grade_interface.pl?Investigating_Clouds Investigating Clouds] : A lesson plan from the National Science Digital Library that uses the Beaufort Scale.
*[http://www.crh.noaa.gov/lot/webpage/beaufort/# US National Weather Service description of Beaufort Scale] : Includes photos of accompanying sea appearance.
==Ghi chú==
{{reflist}}
 
[[Thể loại:Thang sức gió|Beaufort(sức gió)]]