Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Phước Hiệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
'''Tống Phước Hiệp''', quê ở huyện [[Tống Sơn]], [[Thanh Hóa]]. Ông là cháu Quận công Tống Phúc Trị.
Đời chúa Võ vươngVương [[Nguyễn Phúc Khoát]] ([[1714]]-[[1765]]), ông làm Lưu thủ [[Long Hồ]] dinh]], được tiếng là ''giỏi việc trị an và biết thương dân''<ref>''Vĩnh Long xưa'', tr.62.</ref>.
 
===Đánh đuổi quân Xiêm===
[[Việt Nam sử lược]] cho biết:
 
Bấy giờ nước [[Tiêm La]] không có vua, chức Phi nhã (Phya) đất Mang Tát là [[Trịnh Quốc Anh]] bèn khởi binh tự lập làm vua...
Trịnh Quốc Anh biết con vua cũ là Chiêu Thúy còn ở [[Hà Tiên]], sợ ngày sau sinh ra biến loạn, bèn đến tháng 10 năm [[Tân Mão]] ([[1771]]) đem binh thuyền sang vây đánh Hà Tiên. Quan tổng binh là [[Mạc Thiên Tứ]] giữ không nổi phải bỏ thành chạy...
Dòng 20:
''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' ghi:
Năm [[Giáp Ngọ]] [[1774]], nghĩa quân Tây Sơn đánh chiếm [[Bình Thuận]], ông nhận lệnh của tướng [[Nguyễn Cửu Đàm]], họp với Cai bộ [[Nguyễn Khoa Thuyên]] lãnh tướng sĩ năm dinh và viết hịch truyền đi khắp nơi chiêu binh chống Tây Sơn, được chúa Nguyễn phong làm Tiết chế, tước Kinh Quận Công...
 
''Việt Nam sử lược'' kể chi tiết:
Dòng 26:
Lúc bấy giờ ở phía nam có quan Lưu thủ đất Long Hồ là Tống Phúc Hợp đem quân đánh lấy lại được ba phủ là [[Bình Thuận]], [[Diên Khánh]] và [[Bình Khánh]], rồi lại tiến binh ra đánh đất [[Phú Yên]]; ở phía bắc thì có quân họ Trịnh đóng ở [[Quảng Nam]], [[Nguyễn Nhạc]] liệu thế chống không nổi, bèn sai Phan Văn Tuế đem thư và vàng lụa ra nói với [[Hoàng Ngũ Phúc]] xin nộp đất [[Quảng Nghĩa]], [[Quy Nhơn]], Phú Yên và xin làm tiền khu đi đánh họ Nguyễn.
 
Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn dùng Nguyễn Nhạc để đánh đất [[Gia Định]], bèn làm biểu xin chúa Trịnh cho [[Nguyễn Nhạc]] làm tiên phong tướng quân, Tây Sơn Hiệu trưởng, sai [[Nguyễn Hữu Chỉnh]] đem cờ và ấn kiếm vào cho [[Nguyễn Nhạc]].
 
Nguyễn Nhạc không lo mặt Bắc nữa, bèn lập mưu để đánh lấy đất Nam, đem con gái mình là Thọ Hương dâng cho Đông Cung ([[Nguyễn Phúc Dương]]) và khoảng đãi một cách rất tôn kính, rồi sai người giả đến nói với Tống Phúc Hợp xin về hàng để lo sự khôi phục lại đất [[Phú Xuân]]. Tống Phúc Hợp cho sứ đến xem hư thực, Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung ra tiếp, rồi viết thư cho sứ đưa về nói lấy nghĩa phù lập Đông Cung, điện an xã tắc, Tống Phúc Hợp tin là thực tình, không phòng bị gì nữa.
 
Nguyễn Nhạc biết rõ tình hình, sai em là Nguyễn Huệ đem quân đến đánh Tống Phúc Hợp. Quân họ Nguyễn thua to bỏ chạy về giữ Vân Phong...<ref>''Việt Nam sử lược'', tr. 105</ref>
 
==Mất==
Đầu năm [[Bính Thân]] [[1776]], Nguyễn Nhạc sai [[Nguyễn Lữ]] mang quân theo đường thuỷ vào đánh Gia Định, Tống Phước Hiệp chống cự được hơn một tháng thì lâm binh mất vào tháng 6 Âm lịch.