Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoàng Trọng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
MCNM (thảo luận | đóng góp)
MCNM (thảo luận | đóng góp)
Dòng 33:
Năm [[1954]], Hoàng Trọng [[Cuộc di cư Việt Nam, 1954|di cư vào miền Nam]]. Tại [[Sài Gòn]], ông thành lập những ban nhạc trình diễn trên [[đài phát thanh Sài Gòn]], đài Quân Đội, [[đài Tiếng Nói Tự Do]] và [[đài Truyền hình Việt Nam]]. Những ban nhạc của ông hoạt động đến tận [[1975]], từng mang nhiều tên khác nhau như Hoàng Trọng, Tây Hồ, Đất Nước Mến Yêu... đặc biệt từ năm [[1967]] với tên [[ban Tiếng Tơ Đồng|Tiếng Tơ Đồng]]. Ban hợp xướng Tiếng Tơ Đồng, với các ca sĩ, nhạc sĩ danh tiếng của Sài Gòn khi đó, đã trình bày nhiều [[ca khúc tiền chiến]] giá trị.
 
Khoảng thời gian ở Sài Gòn, Hoàng Trọng sáng tác rất mạnh mẽ, nhiều ca khúc nổi tiếng như ''Ngàn thu áo tím'', ''Lạnh lùng'', ''Bạn lòng'', ''Mộng lành'', ''TiếngTiễn bước sang ngang'', ''Ngỡ ngàng''... Trong khoảng 200 nhạc phẩm của Hoàng Trọng, ông chỉ tự đặt lời khoảng 40 bài. Số còn lại được sự giúp đỡ của nhiều nhạc sĩ khác như [[Hồ Đình Phương]], [[Hoàng Dương]], [[Nguyễn Túc]], [[Quách Đàm]], [[Vĩnh Phúc]]... Trong giới nhạc sĩ Việt Nam, Hoàng Trọng viết tango nhiều và được xem như người thành công nhất với danh hiệu Vua Tango.
 
Ông cũng tham gia viết [[nhạc phim]], một vài [[phim]] có tiếng như ''Xin nhận nơi này làm quê hương'', ''Giã từ bóng tối'', ''[[Người tình không chân dung]]'', ''[[Sau giờ giới nghiêm]]'', ''Bão tình''. Với nhạc trong bộ phim ''Triệu phú bất đắc dĩ'', Hoàng Trọng đã được [[giải thưởng Văn học Nghệ thuật]] của Việt Nam Cộng Hòa trong năm [[1972]] - [[1973]].