Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Khoan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 22:
Xét trên lợi ích quốc gia, việc cát cứ của sứ quân Nguyễn Khoan đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc. Nhưng có thể thấy trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng vô chủ, việc ông có thế lực quân sự mạnh, thiết lập chính quyền và duy trì trật tự tại Tam Đái để nhân dân có thể sống yên bình trong vùng đất của họ là điều cần thiết và thuận lòng dân, dù việc này không có tính toàn cục và chỉ diễn ra trong một thời đoạn ngắn, điều đó lý giải vì sao ông vẫn được nhân dân trong vùng chiếm đóng lập đền thờ.
 
Hiện nay, chỉ còn đền Gia Loan ở [[thị trấn Yên Lạc]] và đình Lác ở xã Tề Lỗ (đều thuộc huyện [[Yên Lạc]]) là nơi thờ ông. Ngoài ra còn có chùa VĩnhBiện KhoanSơn, cũng thuộc thôn Vĩnh Mỗ, thị trấn Yên Lạc, thờ đại sư Nguyễn Khoan, được nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa.<ref>[http://www.vietshare.com/quehuong/vinhphuc/ditich.asp Di tích Vĩnh Phúc]</ref> Làng Vĩnh Mỗ có lệ đánh cá thờ, mở vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm. Ở Ao Náu bên xứ gò Đậu - dân làng chài con to nhất dâng cúng sứ quân Nguyễn Khắc Khoan là Thành hoàng của làng.
 
Đền Gia Loan là nơi lưu giữ được nhiều yếu tố liên quan đến Nguyễn Khoan cũng như những ghi nhận công đức của ông. Nơi đây còn lưu giữ được cuốn ngọc phả viết năm Lê Vĩnh Hựu thứ 6 (1752)<ref>[http://222.255.28.205:81/Article.aspx?c=ditichlsvanhoa&a=1198 Một số di tích lịch sử của huyện Yên Lạc]</ref>. Nơi đây còn có cả bức đại tự Vĩnh Khang Tiện Dân (mãi mãi yên lành khoẻ mạnh cho mọi người dân), được treo trong đền Gia Loan cùng câu đối ca tụng công đức to lớn của ông đối với nhân dân vùng Tam Đái.