Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tùng Kha”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 65:
Cũng trong năm 933, Minh Tông lâm trọng bệnh, Lý Tòng Vinh sợ rằng sẽ không thể kế vị nên cố dùng vũ lực đoạt quyền, song thất bại và bị giết. Sau khi Trang Tông mất, Lý Tòng Hậu đăng cơ kế vị vào ngày Quý Mão (1) tháng 12 ([[20 tháng 12]]).<ref name=TTTG278/>
 
== Thời Lý Tòng Hậu trị vì ==
Chính quyền của Lý Tòng Hậu do các Xu mật sứ [[Chu Hoằng Chiêu]] và [[Phùng Vân]] chi phối, họ lo sợ cả Lý Tòng Kha và Hà Đông tiết độ sứ Thạch Kính Đường, do cả hai từng có thời gian dài theo Minh Tông chinh phạt lập công và có được sự ủng hộ lớn trong quân đội Hậu Đường. Ngờ vực của họ bắt nguồn từ việc khi Minh Tông lâm bệnh, Lý Tòng Kha nhiều lần khiển phu nhân đến kinh thành dò xét, khi Minh Tông mất ông cũng cáo bệnh không đến dự tang lễ. Họ bãi chức Khống hạc đô chỉ huy sứ của Lý Trọng Cát (李重吉)- trưởng tử của Lý Tòng Kha- và cử đi nhậm chức Bạc châu (亳州, nay thuộc [[Bạc Châu]], [[An Huy]]) đoàn luyện sứ, trong khi lại triệu nữ nhi của Lý Tòng Kha là Lý Huệ Minh (李惠明) vào cung, trong khi bà đang là ni cô tại Lạc Dương, khiến Lý Tòng Kha trở nên sợ hãi.<ref name=TTTG278/>
 
Tháng 2 năm Giáp Ngọ (934), Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân không muốn đế Thạch Kính Đường và Lý Tòng Kha cố thủ tại trấn của họ, do vậy họ quyết định chuyển Lý Tòng Kha đến Hà Đông làm tiết độ sứ và kiêm Bắc Đô lưu thủ, chuyển Thạch Kính Đường từ Hà Đông đến Thành Đức<ref group="c">成德, trị sở nay thuộc [[Thạch Gia Trang]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]</ref>, và chuyển Thành Đức tiết độ sứ [[Phạm Diên Quang]] đến Thiên Hùng. Họ làm vậy mà không cần Lý Tòng Hậu giáng chế thư, mà chỉ cứ sứ thần đem lệnh từ Xu mật viện đến trấn. Lo sợ trước những tác động, đặc biệt là khi triều đình mệnh Dương vương Lý Tòng Chương tạm quyền cai quản Phượng Tường, mà Lý Tòng Chương lại có tiếng là thô thiển, từng chính tay giết An Trọng Hối — Lý Tòng Kha thảo luận với tướng tá của mình, họ đều khuyên ông nổi dậy. Lý Tòng Kha do đó tiến hành nổi dậy, tuyên bố rằng Chu Hoằng Chiêu và Phùng Vân sát trưởng lập thiếu, chuyên chế triều quyền.<ref name=TTTG279/>
 
Tuyên bố của Lý Tòng Kha ban đầu thu hút được rất ít sự ủng hộ từ các trấn khác, hầu hết sứ giả của Lý Tòng Kha bị bắt giữ. Ngày Tân Mão (21) tháng 2 (7 tháng 4), Lý Tòng Hậu bổ nhiệm Vương Tư Đồng làm Tây diện hành doanh mã bộ quân đô bộ thự, Dược Ngạn Trù làm phó, đem quân thảo phạt Lý Tòng Kha. Ngày Ất Mão (15) tháng 3 (1 tháng 5), các đạo binh của triều đình tập hợp dưới chân thành Phượng Tường và đánh thành, trong thânhf người chết rất nhiều, đến ngày Bính Thìn hôm sau lại tiến công thành, thành chuẩn bị thất thủ. Phượng Tương lại thành thấp hào nông, khó mà phòng thủ, lòng người nguy cấp, Lý Tòng Kha lê thành khóc nói với quân bên ngoài:<ref name=TTTG279/>
 
{{quote|Ta từ lúc chưa đến hai mươi đã theo Tiên Đế [tức Minh Tông] bách chiến, vào sống ra chết. Ta thương tích đầy mình để lập nên xã tắc ngày nay. Các ngươi từng theo ta và thấy được sự việc. Nay triều đình tín nhiệm sàm thần, nghi kị cốt nhục, ta có tội gì mà phải chịu bị giết chứ?}}
 
Nhiều binh sĩ triều đình đã sẵn có ý ủng hộ Lý Tòng Kha, và lời của Lý Tòng Kha khiến họ cảm động. Đến khi tướng triều đình là Trương Kiến Chiêu (張虔釗) buộc sĩ tốt phải leo thang lên tường thành Phượng Tường và đe dọa họ bằng lưỡi đao, sĩ tốt tức giận làm phản. Vũ lâm chỉ huy sứ Dương Tư Quyền (楊思權) nhân cơ hội đem binh sĩ đào thoát sang phía Lý Tòng Kha, tạo ra tâm lý hoang mang trong quân đội triều đình. Hầu hết đầu hàng Lý Tòng Kha, trong khi Vương Tư Đồng và Dược Ngạn Trù chạy trốn song cuối cùng vẫn bị bắt.<ref name=TTTG279/>
 
Lý Tòng Kha sau đó đem quân tiến hướng đến Lạc Dương, Lý Tòng Hậu cho sử tử Lý Trọng Cát và Lý Huệ Minh, giao các toán quân còn lại cho Khang Nghĩa Thành (康義誠) vào ngày Quý Hợi (23) tháng 3 (9 tháng 5), đem quân tiến về phía tây chống Lý Tòng Kha. Tuy nhiên, Khang Nghĩa Thành do có kế hoạch từ trước nên khi gặp Lý Tòng Kha thì cũng đầu hàng. Đêm ngày Mậu Thìn (28) tháng 3 (14 tháng 5), Lý Tòng Hậu chạy khỏi kinh thành.<ref name=TTTG279/>
 
Khi bá quan tại Lạc Dương đề nghị trao hoàng vị cho Lý Tòng Kha, Lý Tòng Kha ban đầu từ chối. Tuy nhiên, ngày Quý Dậu (4) tháng 4 (19 tháng 5), Tào thái hậu hạ lệnh phế Lý Tòng Hậu và giáng làm Ngạc vương. Ngày Giáp Tuất (5) tháng 4 (20 tháng 5), Tào thái hậu lệnh Lý Tòng Kha tức hoàng đế vị. Đến ngày Ất Hợi (6) tháng 4 (21 tháng 5), Lý Tòng Kha tức vị. Lý Tòng Kha sau đó khiển Vương Loan (王巒) đem rượu độc đến Vệ châu (衛州, nay thuộc An Dương, Hà Nam) giết Lý Tòng Hậu- nơi phế đế đang ở, [[Khổng hoàng hậu]] và bốn hoàng tử của Lý Tòng Hậu cũng bị giết.<ref name=TTTG279/>
 
 
== Tham khảo ==