Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ephesus”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 161:
==Ephesus và Kitô giáo==
[[File:House of the Virgin Mary.jpg|left|thumb|[[Nhà Đức Trinh nữ Maria]]]]
Ephesus là một trung tâm quan trọng đối với [[Kitô giáo]] thời sơ khai từ những năm 50 sau Công nguyên. Từ năm 52-54 sau Công nguyên, [[sứ đồ Phaolô]] đã sống ở Ephesus, làm việc với các giáo đoàn và dường như đã tổ chức hoạt động truyền giáo vào sâu vùng nội địa<ref>"Paul, St." Cross, F. L., ed. The Oxford dictionary of the Christian church. New York: Oxford University Press. 2005</ref>. Ông bị lôi kéo vào một vụ tranh cãi với các nghệ nhân, những người có sinh kế phụ thuộc vào việc bán các tượng nữ thần Artemis trong Đền Artemis (sách Công vụ Tông đồ 19:23-41). Giữa năm 53 và năm 57 sau Công nguyên, ông đã viết [[Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô]] từ Ephesus (có thể từ "tháp Phaolô" gần bến cảng, nơi ông bị giam cầm trong một thời gian ngắn). Sau đó Phaolô đã viết [[Thư gửi tín hữu Ê-phê-sôÊphêsô]] trong khi ông bị cầm tù ở Rome (khoảng năm 62 sau Công nguyên).
 
Tỉnh châu Á của La Mã (tức vùng Tiểu Á) có liên quan với thánh [[Gioan, Tông đồ Thánh sử]]<ref name="CC">[[Will Durant|Durant, Will]]. Caesar and Christ. New York: Simon and Schuster. 1972</ref> - một trong những tông đồ trưởng - và Phúc âm thánh Gioan có thể đã được viết ở Ephesus<ref name="Harris Gospels">[[Stephen L Harris|Harris, Stephen L.]], Understanding the Bible. Palo Alto: Mayfield. 1985. "The Gospels" p. 266-268</ref>. Ephesus là một trong "bảy giáo hội châu Á"<ref>gồm [[Ephesus]], [[Smyrna]], [[Pergamon]], [[Thyatira]], [[Sardis]], [[Alaşehir|Philadelphia]] và [[Laodicea on the Lycus|Laodicea]]</ref> được đề cập tới trong [[Sách Khải Huyền]] (Khải Huyền 2.: 1-7), Giáo hội Ephesus được cho là khá mạnh.
Dòng 167:
Một truyền thuyết, lần đầu tiên được đề cập bởi Epiphanius của Salamis<ref>Epiphanius (310-403) là giám mục của thành bang Salamis (Hy Lạp) ở vùng bờ biển Đông của Cyprus</ref> trong thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, cho rằng Đức Maria có thể đã sống những năm cuối đời ở Ephesus. Truyền thuyết bắt nguồn từ luận cứ về việc thánh Gioan Tông đồ có mặt ở thành phố này, và những lời trăn trối của chúa Giêsu khi bị đóng đinh trên thập giá đã gửi gấm Mẹ Maria cho Gioan chăm sóc sau khi Ngài qua đời. Tuy nhiên, Epiphanius đã tinh ý chỉ ra rằng, trong Kinh Thánh nói Gioan Tông đồ đã di chuyển sang châu Á, nhưng đã không nói rằng Đức Maria đi cùng Gioan. Sau đó, ông nói rằng Đức Maria được chôn cất tại [[Jerusalem]]<ref>Vasiliki Limberis, 'The Council of Ephesos: The Demise of the See of Ephesos and the Rise of the Cult of the Theotokos' in Helmut Koester, Ephesos: Metropolis of Asia (2004), 327.</ref> Từ thế kỷ thứ 19 - theo truyền thuyết Công gìáo dựa trên những thị kiến của nữ tu sĩ [[Anne Catherine Emmerich]] – thì ở khu vực gần Ephesus cách thị trấn Selçuk khoảng 7 km, có một ngôi nhà bằng đá bị hư hỏng được cho là ngôi nhà mà thánh Gioan Tông đồ đã xây cho Đức Maria cư ngụ những năm cuối đời gọi là [[Nhà Đức Trinh nữ Maria]]. Ngôi nhà này là nơi thường được các tín hữu Công giáo tới hành hương, và đã từng được 3 vị giáo hoàng tới thăm trong những năm gần đây.
 
[[Nhà thờ Đức Bà]] gần bến cảng Ephesus từng là nơi diễn ra [[Công đồng Êphêsô]] trong năm 431, mà kết quả là việc lên án Nestorius<ref>Nestorius (386-450), tổng giám mục Constantinopolis người chủ trương rằng: "Chúa Giêsu có hai bản tính nên có hai ngôi vị. Đức Maria chỉ là Mẹ ngôi vị nhân tính của Chúa Giêsu, nên không phải là Mẹ Thiên Chúa", do đó bị Giáo hội Công giáo lên án.</ref>. Một "Công đồng Êphêsô thứ hai" được tổ chức năm 449, nhưng các kết luận gây tranh cãi của Công đồng này không bao giờ được Giáo hội Công giáo chấp thuận. Công đồng này đã bị những người chống đối gọi là Công đồng Êphêsô kẻ cướp.
 
== Những di tích ==