Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bolshevik”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hình thành
Đệ Nhất thế chiến và cuộc Cách mạng tháng Mười
Dòng 7:
Từ ''Bolsheviki'' xuất phát vào năm 1903 tại hội nghị đảng lần thứ hai của đảng Xã hội Dân chủ Công nhân Nga (SDAPR) tại [[Bruxelles]] và [[London]], đưa tới sự phân tán đảng. Những người ủng hộ [[Lenin]] trong cuộc hội nghị đảng này chiếm đa số (russ. ''bolschinstwo'' большинство), cho nên họ được gọi là Bolsheviki. Phe thiểu số (russ. ''menschinstwo'' меньшинство) được gọi là Mensheviki.<br />
Cho tới năm 1912 sự khác biệt giữa 2 phe nhóm càng ngày càng trở nên rộng lớn hơn, cho nên vào hội nghị đảng toàn Nga lần thứ 6 tại [[Praha]] nhóm Mensheviki bị khai trừ khỏi đảng. Họ lập ra một đảng riêng, trong khi tên ''đảng Xã hội Dân chủ Công nhân Nga'' được thêm chữ ''(Bolsheviki)'', viết tắc: SDAPR(B).
 
== Đệ Nhất thế chiến và cuộc Cách mạng tháng Mười ==
Khi chiến tranh thế giới thứ Nhất xảy ra, đảng Bolsheviki lên án sự tham dự của Nga là '' hành động xâm lăng đế quốc''. Khi quân đội Nga hoàng càng ngày càng phải chịu nhiều thất bại, đảng này càng được thêm nhiều ủng hộ. Sau cuộc cách mạng tháng hai 1917, đảng Bolsheviki trở thành nhóm mạnh nhất tại Xô viết [[Petrograd]] và sau một thời gian đảng này chiếm đa số trong hội đồng và [[Leon Trotsky]] được bầu làm chủ tịch hội đồng quân đội cách mạng, tổ chức mà đã hoạch định [[Cách mạng tháng Mười]]. Khi chính phủ tạm thời bị giải tán bởi Hồng quân trong cuộc Cách mạng tháng Mười và sau đó quốc hội lập hiến của Nga cũng bị thay thế, đảng Bolsheviki trên thực tế trở thành đảng nắm quyền ở nước Nga.
 
{{sơ khai}}