Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hữu luân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Tẩy trống trang (hoặc lượng lớn nội dung) Soạn thảo trực quan
Dòng 1:
{{Phật giáo Tây Tạng}}
 
'''Hữu luân''' có nghia la bcbcbcbcj
'''Hữu luân''' (zh. 有輪, sa. ''bhava-cakra'', pi. ''bhavacakka'') là vòng sinh tử, là bánh xe của sự tồn tại, chỉ cái luân chuyển của thế giới hiện hữu. Đây là cách nói và biểu tượng của người [[Tây Tạng]] chỉ [[Luân hồi]] (sa. ''saṃsāra''). Thế giới của [[Hữu tình]] hiển hiện dưới sáu dạng ([[Lục đạo]]): Thiên giới, loài A-tu-la, loài người là ba thiện giới nằm phía trên của bánh xe. Phía dưới của bánh xe là súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Tất cả sáu loài này đều chịu khổ và sự hoại diệt. [[Chết|Cái chết]] được xem do [[Diêm vương]] gây ra, là người quay và giữ (cắn) chặt bánh xe.
 
Nguyên nhân của [[khổ (Phật giáo)|khổ]] được biểu tượng bằng ba con thú nằm ở trung tâm bánh xe: [[gà]] (chỉ tham), [[chi Lợn|lợn]] (chỉ [[Si (Phật giáo)|si]]) và [[rắn]] (sân hận). [[Chu vi]] của bánh xe được khắc ghi mười hai yếu tố của thuyết [[Duyên khởi]]. Biểu tượng của bánh xe tồn tại được hiểu dưới nhiều cách khác nhau. Đầu tiên, sáu nẻo tái sinh được trình bày dưới sáu cảnh tượng khác nhau. [[Tử thư]] xuất phát từ quan điểm này mà chỉ dẫn những gì cần phải làm lúc chết để được sinh vào các cõi tốt đẹp. Người ta cần hiểu các cõi này chính là sáu loại tâm thức hay sáu mẫu người tiêu biểu hay sáu loại trạng huống ngay trong đời sống bình thường.
 
Trên một bình diện khác, người xem có thể khám phá ra trong sáu cảnh tượng đó có trình bày sáu dạng xuất hiện của [[Quán Thế Âm]] với sáu cách khai thị khác nhau để chúng sinh cõi đó [[giải thoát]]. Ngay như câu [[Chân ngôn]]
 
::Phạn văn OṂ MA-ṆI PAD-ME HŪṂ ॐ मणि पद्मे हूं, Tạng văn ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་
 
với sáu âm tiết cũng được xem là mỗi âm thuộc về một cõi nói trên. Nếu trung tâm bánh xe ghi rõ ba nguyên nhân sinh thành sáu cõi thì vòng ngoài bánh xe là các nguyên nhân cụ thể sinh ra mỗi đời sống cá nhân. Cả hai nơi đều lấy [[vô minh]] là cơ sở. Các yếu tố của [[Duyên khởi]] được trình bày trong bức tranh sau.
 
===Hữu luân===
*
*[[Duyên khởi]]
 
==Tham khảo==
*''Fo Guang Ta-tz'u-tien'' 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
*''Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986.