Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Friedrich Karl của Phổ (1828–1885)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 78:
 
[[Tập tin:Begegnung-prinz Friedrich-Carl von Preussen.jpg|trái|thumb|Friedrich Karl qua nét vẽ của [[Emil Hünten]], tranh sơn dầu trên vải bạt (1870).]]
Sau khi cuộc [[Chiến tranh Pháp-Phổ|Chiến tranh Pháp-Đức]] ([[1870]] &ndash; [[1871]]) bùng nổ, Friedrich Karl được phong chức Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 2 của [[Đức]]. Vào ngày [[26 tháng 7]] năm 1870, ông rời kinh đô [[Berlin]] ra chỉ huy mặt trận.<ref name="menwhohavemdade"/> Cuộc chiến đã góp phần đến danh tiếng quân sự của ông.<ref>Joseph Thomas, ''The Universal Dictionary of Biography and Mythology: Clu-hys'', trang 964</ref> Friedrich Karl nhanh chóng tiến quân vào tuyến đường rút lui của [[Tập đoàn quân]] Rhine của [[Đế chế thứ hai|Pháp]] và hiện diện tích cực lần đầu tiên trên chiến trường trong [[trận Mars-la-Tour]] vào ngày [[16 tháng 8]]. Đây là một trong những trận đánh đẫm máu nhất của chiến dịch năm 1870. Tại đây, [[Quân đoàn]] III dưới quyền tướng [[Konstantin von Alvensleben]] đã giam chân được toàn bộ Tập đoàn quân Rhine với các quân đoàn của [[François Certain Canrobert|Canrobert]], Decaen, [[Charles Auguste Frossard|Frossard]], [[Paul de Ladmirault|Ladmirault]] và lực lượng [[Cận vệ Đế chế (Napoléon III)|Cận vệ Đế chế]] cho đến cuối chiều, khi Friedrich Karl tung một bộ phận của các quân đoàn VIII, IX và X vào trận địa. QuânƯu Đứcthế về quân số vẫn yếunằm thếtrong vềtay quân sốPháp, song, họsau cuối12 cùngtiếng đãđồng đánhhồ bậtgiao tranh ác liệt, quân Pháp bị buộc phải rút về phía [[Metz]] sauvới 12tổn tiếngthất đồngnặng hồnề giaocho tranhcả áchai liệtbên tham chiến. <ref name="menwhohavemdade"/><ref>Albert Seaton, ''The Army of the German Empire, 1870-1888'', trang 17</ref>
 
Tiếp theo đó, vị Thân vương tham gia chỉ huy [[trận Gravelotte|trận Gravelotte-St. Privat]] vào ngày [[18 tháng 8]] năm 1870. Có lẽ do tuân thủ quá nghiêm ngặt mệnh lệnh của Moltke nhằm tấn công quân Pháp cứ "khi nào tìm thấy" họ, Friedrich Karl bất cẩn huy động Quân đoàn Vệ binh ồ ạt tấn công các cứ điểm phòng ngự cực kỳ rắn chắc của địch.<ref name="philipwright"/> Trong 18.000 quân tham chiến của quân đoàn tinh nhuệ này, 8.000 người đã [[tử trận|bị giết]] hoặc bị thương (chủ yếu chỉ trong vòng 20 phút. Tuy nhiên, đối lập với sự [[thất bại]] của Tập đoàn quân số 1 ở Gravelotte, Tập đoàn quân số 2 cuối cùng đã đánh bật quân Pháp khỏi St. Privat. <ref name="theodora"/><ref name="howard175"> Michael Howard, ''The Franco-Prussian War: The German Invasion of France 1870–1871'', các trang 160-175.</ref>
 
Sau [[chiến thắng]] Gravelotte-St. Privat, các lực lượng thuộc Tập đoàn quân số 1 và 2 tiến hành [[Cuộc vây hãm Metz|bao vây]] Tập đoàn quân Rhine ở Metz. Mâu thuẫn cá nhân giữa vị thân vương và tướng [[Karl Friedrich von Steinmetz]], người chỉ huy Tập đoàn quân số 1, đã dẫn đến việc Steinmetz từ chức và Friedrich Karl trở thành Tổng chỉ huy các lực lượng vây hãm của Đức. Tại đây, Friedrich Karl với 12 vạn quân đã khóa chặt 18 vạn quân Pháp trong pháo đài Metz và đập tan các đợt phá vây ác liệt của Pháp, tiêu biểu nhất là [[trận Noisseville]] ([[31 tháng 8]] &ndash; [[1 tháng 9]]) và [[trận Bellevue]] ([[7 tháng 10]]). [[Sư đoàn]] của tướng [[Ferdinand von Kummer]] đã đóng vai trò then chốt trong việc bẻ gãy hai cuộc đột vây này. Cuối cùng, vào ngày [[27 tháng 10]] năm 1870, khoảng 173.000 quân Pháp &ndash; trong đó có ba [[Thống chế Pháp|thống chế]] và hơn 6.000 [[sĩ quan]] &ndash; phải đầu hàng quân của Friedrich Karl, khi ấy còn khoảng 11 vạn binh sĩ. Theo cổ tục của vương triều, một vương thân không được phong [[Nguyên soái|Thống chế]] &ndash; cấp bậc cao nhất của quân đội Phổ. Bản thân vua Wilhelm I trước đây chỉ là "[[Đại tướng]] [[Bộ binh]] quyền lãnh Thống chế", chứ không phải là Thống chế thực thụ. Tuy nhiên, ngày hôm sau khi Metz thất thủ, vua Wilhelm I phá lệ phong hàm Thống chế cho cả Friedrich Karl và Thái tử Friedrich Wilhelm. <ref name="houghtoncompanytr561">Houghton Mifflin Company, ''The Houghton Mifflin Dictionary of Biography'', trang 561</ref><ref name="menwhohavemdade"/>