Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Công Hành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 38:
Ông Lê Công Hành còn dạy cho dân một số làng nghề làm lọng. Ngày trước, Hà Nội có phố Hàng Lọng (nay thuộc khu vực đường Nam Bộ), ở nơi đây cũng có đền thời ông Lê Công Hành, tổ sư nghề làm lọng (nay không còn).
 
===== Nghề thuê và làm long đã có trước đó. =====
Lê Công Hành là tổ nghề thêu và nghề làm lọng không có nghĩa là đời trước ông Lê, người Việt Nam chưa ai biết thêu và làm lọng. Sử sách cũ còn ghi lại ở đời Trần, vua quan ta đã quen dùng đồ thêu và lọng. Năm 1289, trước năm đi sứ của Lê Công Hành khoảng hơn 350 năm, vua Trần đã gửi tặng vua Nguyễn một đệm vóc đỏ thêu chỉ vàng, một tấm thảm gấm viền nhiễu (theo Từ Minh Thiện viết trong tập Thiên nam hành ký). Tháng Giêng năm Quý Tỵ (1293), Trần Phu trong đoàn sứ nhà Nguyên sang ta có nhận xét: “Về phẩm hàm của các quan Đại Việt, ai cao ai thấp cứ nhìn vào lọng mà phân biệt. Hễ là khanh tướng thì đi ba cây lọng xanh, bậc thấp hơn thì đi hai lọng, rồi một lọng. Còn như lọng tía thì chỉ có những người trong hoàng tộc mới được dùng (theo Trần Phu viết trong An- nam tức sự). Như vậy, nghề thêu và nghề làm lọng của ta đã có từ lâu.