Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mê cung”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “nhỏ |phải '''Mê cung''' hay còn gọi là '''mê lộ''', '''mê đạo''' thường được hiểu là một…”
 
Dòng 18:
===[[Việt Nam]]<ref>[[Nguyễn Như Mai]], [[báo Nhân Dân chủ nhật]] [[ngày 28 tháng 5]] năm [[1989]]</ref>===
[[Tập tin : Co loa Citadel.jpg|nhỏ|phải|Thành Cổ Loa cũng cố thể là một mê cung]]
Ở Việt Nam ta cũng có một mê cung rất nổi tiếng. Đó chính là [[thành Cổ Loa]], môt công trình xây dựng cách đây hơn nghìn năm. Chỉ cần căn cứ trên bình đồ của ba lớp thành còn lại cũng đủ thấy sự phức tạp và đầy bí ẩn của việc thiết kế mê cung này. Các ớp thành bao quanh có dạng đồng tâm lệch, ở [[phía nam]] rất sít gần nhau, tỏa rôgnjrộng ra ở [[phía bắc]]. Thành Nội chỉ có một cổng ở cửa Nam. Các cồng ở thành Trung và thành Ngoại không thẳng tuyến mà đặt lệch nhau. Các vách thành trùng điệp kết hợp vớiu mạng lưới [[sông]], [[hồ]], [[ao]], [[đầm lầy]] chằng chịt tạo thành những chỗ đón lõng, những vật cản khó vượt qua. Ở đây có cả cửa Tử như cửa Đông,. Muốn đột nhập thành tại cửa này, phải vượt qua sông [[Hoàng Giang]], những rẽ sang trái vấp phải ngách cụt, còn sang phải thì sa lầy [[đầm Cả]]. Cửa Nam là hướng tiếp cận với thành Nội nhất gần nhất, nhưng ở đây thành cao, hào sâu xen kẽ nhau ba bốn tầng với những ụ canh nhô cao, không dễ gì mà lọt qua được. Có thể chắc chắn rằng quân của [[Triệu Đà]], nhất là [[kỵ binh]], tiến vào Cổ Loa là sa vào một mê cung không lối thoát. [[Trọng Thủy]] ở rể nhiều khả năng không chỉ ăn cắp nỏ thần. Thật đáng tiếc, công trình giúp [[An Dương Vương]] giành nhiều thắng lợi này lại không chiến thắng nổi sự cả tin của nàng [[Mỵ Châu]] để rồi đất nước sa vào [[Bắc thuộc|hơn nghìn năm Bắc thuộc]].
 
==Những nghiên cứu liên quan==
Các [[nhà toán học]] đã đưa ra nhiều bài toán về mê cung, lập các [[thuật toán]] và các chương trình giải các bài toán đó. Như năm [[1951]], [[Claude Shannon]] đã chế tạo ra con [[chuột]] máy biết tìm biết tìm đường đi trong mê cung. Những bài toán liên quan đến mê cung như tránh ngõ cụt, tìm đường vào hoặc đường đi nhanh nhất, đi đến mọi nhánh của mê cung, mỗi nhánh đi đúng hai lần và mỗi lần theo một chiều khác nhau,... là những bài toán có ứng dụng quan trọng cho một ngành [[toán học]] trẻ tuổi : ngành [[điều khiển]] học<ref>Nâng cao và phát triển [[Toán]] tập 1, [[Vũ Hữu Bình]], xuất bản năm [[2007]]</ref>.