Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiều Công Hãn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 4:
Kiều Công Hãn xuất thân từ một dòng họ có thế lực lớn ở Phong Châu ([[Phú Thọ]]). Ông là con của Kiều Công Chuẩn, anh trai sứ quân [[Kiều Thuận]] và là cháu nội của [[Kiều Công Tiễn]], người Phong Châu. Theo thần tích, ông còn có tên gọi khác là Kiều Tri Hựu.
 
Năm [[937]], [[Kiều Công Tiễn]] giết chết [[Dương Đình Nghệ]], nắm lấy quyền bính, tự xưng là Tiết độ sứ. Kiều Công Hãn không theo ông nội mà mang quân vào châu Ái theo [[Ngô Quyền]], tham gia đánh bại giết Kiều Công Tiễn rồi [[trận Bạch Đằng (938)|đánh thắng]] quân [[Nam Hán]] sang giúp Công Tiễn. Tuy nhiên giả thiết theo thần tích ở Nam Định này có vẻ hơi gượng ép, một số nhà nghiên cứu như Lê Văn Siêu, Tạ Chí Trường cho rằng đó chỉ là do hậu thế muốn ''làm đẹp lịch sử'', thực tế Kiều Công Hãn thuộc thế lực đối địch nhà Ngô, sau khi ông nội Kiều Công Tiễn bị giết ở Đại La năm 938 thì anh em Kiều Công Hãn và [[Kiều Thuận]] đã bỏ về Phong Châu tập hợp lực lượng chống nhà Ngô và các sứ quân khác<ref>Trong Bài sử khác cho Việt Nam, Tại CHƯƠNG V: CHẾ ĐỘ THỦ LĨNH – HÀO TRƯỞNG Ở HOA LƯ (Loạn “Mười hai sứ quân” và Đinh Bộ Lĩnh) Tạ Chí Trường viết: “Mỗi sứ quân đều có ưu thế riêng của mình trong hướng tranh giành quyền tối thượng nhưng có vẻ nhóm người phía nam được lợi thế hơn. Chúng ta thấy sự yếu ớt của các lãnh chúa con nhà gia thế cũ như họ Kiểu. Họ Đỗ chỉ tách ra sau khi phụ thuộc vào nhà Ngô, và ghép theo tình hình Đỗ Cảnh Thạc phù trợ Xương Văn trước kia.” cho thấy quan điểm của ông là họ Kiều không phụ thuộc vào nhà Ngô như họ Đỗ.</ref>
 
Ông phục vụ nhà Ngô và được phong làm thứ sử Phong châu<ref name="tienbien">Ngô Thì Sĩ. 1800. Đại Việt sử ký tiền biên. Bản khắc triều Tây Sơn. Ngô Thì Nhậm hiệu đính. Dương Thị The, Lê Văn Bảy, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Thoa dịch chú. Lê Duy Chưởng hiệu đính. Nxb KHXH. Hà Nội. 1997. tr.146.</ref>.
 
==Sứ quân==
Theo Đại Việt sử ký tiền biên, khi [[Ngô Xương Văn]] mất, các tướng dưới quyền là [[Lã Xử Bình]] và Thứ sử Phong Châu Kiều Công Hãn tranh nhau lên thay... Năm 966, [[Lã Xử Bình|Ngô Xử Bình]], Kiều Tri Hựu, Thứ sử châu Vũ Ninh là [[Dương Huy]], Nha tướng là [[Đỗ Cảnh Thạc]] lại tranh nhau lên ngôi. Trong nước khắp nơi nổi loạn, ai nấy đều chiếm cứ quận ấp, mưu thôn tính lẫn nhau.<ref name="tienbien">Ngô Thì Sĩ. 1800. Đại Việt sử ký tiền biên. Bản khắc triều Tây Sơn. Ngô Thì Nhậm hiệu đính. Dương Thị The, Lê Văn Bảy, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Thoa dịch chú. Lê Duy Chưởng hiệu đính. Nxb KHXH. Hà Nội. 1997. tr.146.</ref> Sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi "các đại thần họ Kiều, họ Dương làm loạn" phần nào cho thấy tham vọng của Kiều Công Hãn trong cuộc chiến ngôi báu này.
 
Khi [[Ngô Xương Xí]] lui về Bình Kiều, Thanh Hóa và trở thành một sứ quân thì Kiều Công Hãn cũng xây thành Tam Giang rồi thành Phù Lập (đều ở phía nam [[Phú Thọ]]) và trở thành một sứ quân trong thời [[loạn 12 sứ quân]]. Sau khi chiếm Phong Châu và 2 châu lân cận là Hào Châu và Thái Châu, Kiều Công Hãn xưng là Kiều Tam Chế.<ref>[http://hannom.vass.gov.vn/noidung/Disan/Pages/bai-viet.aspx?ItemID=8836 Kiều đại vương thượng đẳng thần kí lục]</ref><ref>Theo các nhà nghiên cứu PGS Lê Trung Vũ - PGS Tiến sĩ Lê Hồng Lý đồng chủ biên, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính trong cuốn ''Lễ hội Việt Nam'' trang 85</ref>Ngay từ những ngày đâu gây dựng, Kiều Công Hãn liên tục mở rộng địa bàn chiếm đóng sang khu vực tả ngạn [[sông Lô]] bằng những cuộc chiến với sứ quân [[Nguyễn Khoan]] tại khu vực thuộc các huyện Sông Lô, Lập Thạch ([[Vĩnh Phúc]]) ngày nay.