Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vịnh Thái Lan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
JanCrazy (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
JanCrazy (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:LocationGulfOfThailand.png|phải|Bản đồ chỉ ra vị trí của vịnh Thái Lan]]
'''Vịnh Thái Lan''' (tên gọi cũ : '''Vịnh Chân Lạp''', '''Vịnh Xiêm La''') là một [[vịnh]] nằm ở [[biển Đông]] (thuộc [[Thái Bình Dương]]), được bao bọc bởi các quốc gia như [[Malaysia]], [[Thái Lan]], [[Campuchia]] và [[Việt Nam]]. Đỉnh phía bắc của vịnh này là [[vùng lõm Băng Cốc]] ở cửa [[sông Chao Phraya]], gần [[Bangkok|Băng Cốc]]. Vịnh này có diện tích khoảng 320.000 [[kilômét vuông|km²]]. Ranh giới của vịnh này được xác định theo đường nối từ [[mũi Cà Mau]] ở miền nam Việt Nam tới thành phố [[Kota Baru]] trên [[bờ biển Malaysia]].
 
Vịnh Thái Lan tương đối nông, độ sâu trung bình của nó chỉ khoảng 45 m, và độ sâu lớn nhất là 80 m. Điều này làm cho sự đối lưu nước tương đối chậm, và dòng chảy mạnh của nước các con sông làm cho nước vịnh tương đối nhạt (3,05–3,25%) và giàu trầm tích. Chỉ ở những vùng nước sâu thì nước biển có độ mặn cao hơn (3,4%) từ [[biển Đông]] chảy vào vịnh và chiếm lĩnh các chỗ trũng có độ sâu hơn 50 m. Các sông chính chảy vào vịnh này là Chao Phraya (bao gồm cả sông nhánh của nó là [[Ta Chin]]) và [[Mae Klong|Maeklong]] ở vùng lõm Băng Cốc, và ở mức độ thấp hơn là [[sông Tapi (Thái Lan)|sông Tapi]] vào [[vịnh Bandon]] ở phía tây nam của vịnh này.