Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ganymede (vệ tinh)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Từ quyển: JPEG → SVG
Dòng 162:
Mô men từ trường của Ganymede đã tạo ra một [[từ quyển]] ở xung quanh vệ tinh này nằm trong nhưng độc lập với từ quyển của Sao Mộc. Đây là trường hợp duy nhất trong hệ Mặt Trời mà một vệ tinh có từ trường đủ mạnh để bản thân nó sở hữu một từ quyển<ref name=Kivelson1997/>. Bán kính của từ quyển là khoảng 4–5 lần bán kính của Ganymede (R<sub>G</sub> = 2.631,2&nbsp;km)<ref name=Kivelson1998>{{chú thích tạp chí|last=Kivelson|first=M.G.|coauthors=Warnecke, J.; Bennett, L. et.al.|title=Ganymede’s magnetosphere: magnetometer overview|journal=J.of Geophys. Res.|year=1998|volume=103|issue=E9|pages=19,963–19,972|doi=10.1029/98JE00227| url=http://www.igpp.ucla.edu/people/mkivelson/Publications/98JE00227.pdf|format=pdf}}</ref>. Trong từ quyển có một khu vực nằm trong khoảng vĩ độ từ -30° đến 30°, các đường sức từ ở đó là các đường kín bắt đầu và kết thúc ở trên vệ tinh. Tại khu vực này, các [[ion]] và [[electron]] bị giữ lại, tạo thành một vành đai phóng xạ<ref name=Kivelson1998/>. Các ion trong từ quyển chủ yếu là oxy nguyên tử bị [[ion hóa]] O+<ref name=Eviatar2001>{{chú thích tạp chí|last=Eviatar|first=Aharon|coauthors=Vasyliunas, Vytenis M.; Gurnett, Donald A. et.al.|title=The ionosphere of Ganymede|journal=Plan. Space Sci.|year=2001|volume=49|pages=327–336| doi=10.1016/S0032-0633(00)00154-9| url=http://adsabs.harvard.edu/abs/2001P%26SS...49..327E}}</ref>, phù hợp với khí quyển mỏng cấu thành từ oxy của Ganymede. Tại vùng mũ cực (vĩ độ trên 30°), các đường sức từ là các đường mở, nối với từ trường của Sao Mộc<ref name=Kivelson1998/>. Trong khu vực này, các electron và ion có năng lượng rất cao (hàng nghìn hoặc hằng trăm [[electronvolt|keV]])<ref name=Paranicas1999/>, có thể giải thích cho hiện tượng cực quang xuất hiện tại vùng cực của Ganymede<ref name=Feldman2000>{{chú thích tạp chí|last=Feldman|first=Paul D.|title=HST/STIS Ultraviolet Imaging of Polar Aurora on Ganymede|journal=The Astrophysical Journal|year=2000|volume=535|pages=1085–1090| doi=10.1086/308889|url=http://adsabs.harvard.edu/abs/2000ApJ...535.1085F|coauthors=McGrath, Melissa A.; Strobell, Darrell F. et.al.}}</ref>. Thêm vào đó, những cơn mưa ion nặng liên tục bắn phá vùng cực của vệ tinh đã khiến cho băng tại khu vực này càng tối màu hơn<ref name=Paranicas1999>{{chú thích tạp chí|last=Paranicas|first=C.|coauthors=Paterson, W.R.; Cheng, A.F. et.al.|title=Energetic particles observations near Ganymede|journal=J.of Geophys.Res.|year=1999|volume=104|issue=A8|pages=17,459–17,469| doi=10.1029/1999JA900199|url=http://adsabs.harvard.edu/abs/1999JGR...10417459P}}</ref>.
 
[[Tập tin:Ganymede magnetic field.jpgsvg#Summary|nhỏ| Từ trường của Ganymede trong tương quan với từ quyển của Sao Mộc. Các đường sức từ đóng được tô bằng màu xanh lá]]
 
Sự tương tác giữa từ quyển của Ganymede và plasma của Sao Mộc có những điểm tương tự với tương tác giữa từ quyển Trái Đất và [[gió Mặt Trời]]<ref name=Kivelson1998/><ref name=Volwerk1999/>. Các vật chất plasma chuyển động quay đồng thời với chuyển động quay của Sao Mộc va chạm với bề mặt hướng ngược lại với chiều chuyển động của Ganymede tạo thành những hiệu ứng tương tự với hiện tượng gió Mặt Trời va chạm vào từ quyển của Trái Đất. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 hiện tượng nói trên là tốc độ của dòng plasma. Gió Mặt Trời có tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh trong khi plasma xung quanh Sao Mộc có tốc độ nhỏ hơn tốc độ âm thanh. Vì thế không tồn tại vòm va chạm (''bow shock'') - nơi mà vật chất plasma đột ngột bị giảm tốc độ dưới tác động của từ quyển - ở bán cầu hướng ngược chiều chuyển động<ref name=Volwerk1999>{{chú thích tạp chí|last=Volwerk|first=M.|coauthors=Kivelson, M.G.; Khurana, K.K.; McPherron, R.L.|title= Probing Ganymede’s magnetosphere with field line resonances|journal=J.of Geophys. Res.|year=1999|volume=104|issue=A7| pages=14,729–14,738|doi=10.1029/1999JA900161| url=http://www.igpp.ucla.edu/people/mkivelson/Publications/1999JA900161.pdf|format=pdf}}</ref>.