Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thực vật ngập mặn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Geo0360 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi đầu tiên
Geo0360 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi đầu tiên
Dòng 34:
Ấn độ - Malaysia được xem là hai khu vực có nhiều loài cây ngập mặn phong phú và có chất lượng. Các cây gỗ quan trọng nhất là Mắm (hay Mấm), Đước, Vẹt, Bần, Dà (Ceriops). Mắm trắng (Mắm lưỡi đòng) (Avicemnia alba) và Bần trắng (Sorineratia alba) phát triển theo hướng biển, còn Mắm quăn (Avicennia lanata) và Mắm đen (Avicennia officinalis) hướng về phía đất liền. Rừng ngập mặn phong phú nhất ở Đông Nam Á là Malaysia, Thái Lan, Việt Nam vì nơi đây mưa lớn, nhiều phù sa, ít sóng gió.
Các loài cây ngập mặn đã tiến hóa từ những thực vật ở cạn khác nhau một cách biệt lập, cả ở những loài một lá mầm, hai lá mầm và dương xỉ. Trong số những loài cây ngập mặn, Đước đỏ, R. mangle, là loài phổ biến nhất, mọc ở dọc theo bờ biển Thái Bình Dương của châu Mỹ từ 28 độ vĩ Bắc ở Baja California và Sonora Tây bắc Nam Mỹ và quần đảo Galapagos, ở phía đông của châu Mỹ từ cực nam Florida tới miền nam Brazil, và đến vùng nhiệt đới Tây Phi. Ở Cựu thế giới (Old World-những châu lục cũ Âu-Á-Phi), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) là loài đặc biệt phổ biến rộng rãi phân bố từ Đông Phi đến miền đông Úc, trong các lưu vực sông ở Thái Bình Dương, và quần đảo Ryukyu ở châu Á. Ngoài ra, Dà và Trang Kandelia candel , Mắm cũng là những loài rất phổ biến ở những khu vực này.
==Tại sao rừng ngập mặn lại có vai trò quan trọng?==
Rừng ngập mặn quan trọng là vì chúng cung cấp rất nhiều lợi ích cho
con người, động vật và những hệ sinh thái xung quanh.
===Cung cấp sinh kế cho con người===
Rừng ngập mặn cung cấp nhiều loại nguyên vật liệu mà con người cần. Con người ăn, đánh bắt và bán nhiều loài cá và động vật có vỏ sống trong rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn còn cung cấp nhiều nguyên liệu mà con người thường xuyên sử dụng như củi và than (từ những cành cây chết), dược liệu, sợi, thuốc nhuộm, mật ong và lá dừa để lợp mái. Rừng ngập mặn có giá trị về văn hóa đối với rất nhiều người và còn thích hợp cho du lịch.
 
===Cung cấp chức năng bảo vệ chống lại thiên tai===
Rừng ngập mặn bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng rẫy khỏi thiên tai
như bão, ngập lụt và sóng triều. Những thân cây, cành và rễ của rừng ngập mặn có vai trò như những rào cản giúp giảm những ảnh hưởng của sóng, ngập lụt và gió mạnh.
Bạn có biết?
Một đai rừng ngập mặn rộng 50 m có thể giảm sức mạnh của các cơn
sóng cao 1 m xuống còn chưa đầy 0,3 m. Để giảm hoàn toàn sức mạnh của các con sóng cao 1 m (xuống còn 0 m), thì cần có một đai rừng ngập mặn trưởng thành dày 150 m.
 
===Giảm xói lở và bảo vệ đất===
Rừng ngập mặn có một hệ thống lớn các thân, cành và rễ giúp bảo vệ
bờ biển và đất đai khỏi xói lở và ảnh hưởng của sóng. Thường tại những khu vực bờ sông và bờ biển nơi rừng ngập mặn đã bị tàn phá thì hiện tượng xói lở xảy ra rất mạnh.
Hệ thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình lấn biển giúp
tăng diện tích đất bằng cách giữ lại và kết dính những vật liệu phù sa. Cũng bằng cách này mà cây rừng ngập mặn tự xây cho mình môi trường sống thích hợp.
===Giảm ô nhiễm===
Rừng ngập mặn giúp lọc bỏ các chất phú dưỡng, trầm tích và chất ô
nhiễm ra khỏi đại dương và sông ngòi. Vì thế, chúng giúp lọc sạch nước cho những hệ thống sinh thái xung quanh (như hệ sinh thái san hô, cỏ biển và bờ biển).
 
===Giảm tác động của biến đổi khí hậu===
Với việc biến đổi khí hậu được dự đoán là sẽ làm tăng mức độ xảy ra
của những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão và lũ lụt, rừng ngập mặn sẽ trở nên đặc biệt quan trọng để bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng đồng khỏi những thiên tai này.
Rừng ngập mặn còn có tác dụng rất tốt trong việc loại thải khí nhà kính
(vốn là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu) ra khỏi bầu khí quyển.