Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiệt Thành Liễu Đạt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
Thiền sư '''Thiệt Thành - Liễu Đạt''', hiện chưa biết tên họ thật, quê quán ở đâu, chỉ biết ngài là đệ tử Hòa thượng Minh Vật - Nhất Tri, và có lẽ ngài đã qui y với Hòa thượng này ở chùa Kim Cang (Bình Thảo, [[Đồng Nai]]).
 
Khoảng giữa [[thế kỷ 18]], trong thời kỳ chúa Nguyễn ([[Nguyễn Phúc Ánh]]) đánh nhau với [[nhà Tây Sơn]], Hòa thượng Phật Ý - Linh Nhạc (cũng thuộc phái thiền Lâm Tế, đời 35) hoằng hóa ở [[chùa Từ Ân]]<ref> Chùa Từ Ân tọa lạc ở số 23 đường Tân Hóa, [[quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh]]. Chùa do Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc khai sơn vào năm 1752, lúc bấy giờ ở khu chợ Đũi. Sau, chùa được dời về đường Tân Hóa, bên rạch ông Buông vào khoảng cuối thế kỷ 19. Hiện chùa còn giữ được nhiều cổ vật quí, như hai bức hoành phi: Sắc tứ Từ Ân Tự, Quốc Ân Khải Tường Tự và các câu đối v.v.. Xem thêm [[Chùa Khải Tường]].</ref> và [[chùa Khải Tường]] ở [[Gia Định]].
 
Đến năm [[1744]], Thiền sư Thiệt Thành - Liễu Đạt được cử làm thủ tọa ở chùa Từ Ân, sau được qua trụ trì chùa Khải Tường.
Dòng 13:
Vốn hảo tướng lại có tài thuyết giảng nên Thiền sư Thiệt Thành - Liễu Đạt được nhiều người trong vương triều Nguyễn kính mộ đến xin thọ giới, trong số đó có ''Thái trưởng công chúa Long Thành'', chị ruột chúa Nguyễn Phúc Ánh.
 
Năm [[1802]], chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua lấy niên hiệu là [[Gia Long]]. Năm [[1805]], sau khi kinh thành [[Huế]] đã tạm xây dựng xong, nhà vua liền cho rước nội cung về Kinh sư tức [[Phú Xuân]]. Trước khi đi, Thiền sư Thiệt Thành - Liễu Đạt có nhờ và công chúa Long Thành đã cúng dường ba trăm quan tiền để mua ruộng đất cúng cho Quốc Ân Khải Tường Tự và để trùng tu chùa này, vì tự viện đã bị hư hại nhiều bởi thời gian và chiến tranh.
===Nghiệp trần duyên===
Dòng 31:
Ngay hôm sau, quan trấn Gia Định được lệnh phải cử người hộ tống Hoàng cô lên chùa Đại Giác.
===ViênRủ tịchnợ trần===
Sách ''Lịch sử Phật giáo Đàng Trong'' chép tiếp:
 
:''Trước cửa thất đóng kín của Thiền sư Thiệt Thành - Liễu Đạt, Hoàng cô quì xuống, lễ ba lễ và thưa rằng: "Đệ tử sắp hồi kinh nên đến đayđây xin hòa thượng cho diện kiến lần chót trước khi lên đường". Không nghe thấy tiếng trả lời, Hoàng cô lại nài nĩ: "Bạch Hòa thượng, nếu Hòa thượng không tiện ra tiếp, xin Hòa thượng cho con nhìn thấy bàn tay của Hòa thượng, đệ tử cũng hân hoan mà ra về..." Im lặng trong vài phút, Hòa thượng trong thất đưa một bàn tay ra cửa nhỏ, Hoàng cô vội ôm lấy bàn tay hôn nhẹ và khóc...Khuya đêm đó, trong khi mọi người đang an giấc, bỗng thấy lửa cháy rực ở tịnh thất của Hòa thượng Liên Hoa. Dù tận tình cứu hỏa, nhưng tịnh thất và xác thân Hòa thượng cũng đã kịp cháy tiêu.''<ref>Trong ''Thiền sư Việt Nam'', Thiền sư [[Thích Thanh Từ]] phỏng đoán: Có lẽ Hòa thượng Liên Hoa lúc đó cũng đã hơn 60 tuổi. Như vậy có thể ngài sinh khoảng năm [[1755]] - [[1760]].(Thành hội Phật giáo TP. HCM xuất bản, 1991, tr. 466).</ref>.
:''Ngay ngày hôm sau, mùng 2 tháng 11 năm Quí Mùi (1823), Hoàng cô uống đọc dược tự tử tại hậu liêu chùa Đại Giác, thọ 65 tuổi.''<ref name="NHD"></ref>
 
Khi làm lễ nhập tháp cho Hòa thượng Liên Hoa và làm lễ an táng Hoàng cô xong, Long vị của Hòa Thượng được thờ trên bàn thờ Tổ ở chùa Từ Ân, còn linh vị của Hoàng cô được thờ ở bàn thờ bá tánh, cũng ởcùng chùa trên...
 
Sách ''Thiền sư Việt Nam'' cho biết thêm:
:''Nhưng sau đó, chùa Từ Ân bỗng nhiên xảy ra nhiều sự việc cải vã, xào xáo. Không dàn xếp được, Thiền sư trụ trì là Tế Tánh Chánh Trực phải tham khảo ý kiến Hòa thượng Viên Quang. Hòa thượng Viên Quang nghiệm ra rằng: có thể Hoàng cô có thần thức luyến ái quá mạnh, muốn được gần người mình yêu quí, nên gây ra xáo trộn để đòi yêu sách. Vì vậy, Hòa thượng Viên Quang đề nghị cho đưa linh vị của Hoàng cô thờ chung với long vị của Hòa thượng Liên Hoa. Quả nhiên, sau khi làm như thế, mọi sinh hoạt trong chùa Từ Ân trở lại bình thường...<ref>Thiền sư Thích Thanh Từ, ''Thiền sư Việt Nam'', Thành hội Phật giáo TP. HCM xuất bản, 1991, tr. 477.</ref>
==Bài kệ cuối==
Sau khi Thiền sư Thiệt Thành - Liễu Đạt viên tịch, có người phát hiện được bài kệ ''Niết bàn'' do ngài viết bằng mực đen trên vách chánh điện: