Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Iod”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: : → : (2) using AWB
n →‎Đồng vị: add category, replaced: . < → .< (4) using AWB
Dòng 113:
 
== Đồng vị ==
Có 37 [[đồng vị]] của iốt, trong đó chỉ có duy nhất <sup>127</sup>I là bền. [[Đồng vị phóng xạ]] <sup>131</sup>I (phát ra [[tia bêta]]), còn được biết đến với tên gọi [[iốt phóng xạ]] có [[chu kỳ bán rã]] là 8,0207 ngày, đã được dùng trong điều trị [[ung thư]] và các bệnh khác liên quan đến [[tuyến giáp trạng|tuyến giáp]]. <sup>123</sup>I là đồng vị phóng xạ thường dùng trong chụp ảnh tuyến giáp và đánh giá điều trị cho [[bệnh Grave]].
 
<sup>129</sup>I ([[chu kỳ bán rã]] 15,7 triệu năm) là kết quả của [[bắn phá hạt nhân]] <sup>129</sup>[[xenon|Xe]] bởi [[bức xạ vũ trụ|tia vũ trụ]] khi đi vào [[khí quyển Trái Đất]] và các [[phản ứng phân hạch hạt nhân|phản ứng phân hạch]] của [[urani]] và [[plutoni]], trong đất đá trên bề mặt [[Trái Đất]] và các [[lò phản ứng hạt nhân]]. Các quá trình xử lý nhiên liệu hạt nhân hoặc thử nghiệm [[vũ khí hạt nhân]] đã tạo ra lượng đồng vị lớn lấn át các đồng vị tạo ra bởi quá trình tự nhiên. <sup>129</sup>I được dùng trong nghiên cứu [[nước mưa]] sau [[thảm họa Chernobyl]]. Nó cũng có thể đã được dùng trong nghiên cứu mạch nước ngầm để tìm dấu vết rỏ rỉ [[chất thải phóng xạ|chất thải hạt nhân]] ra môi trường tự nhiên. Nếu <sup>129</sup>I được cho tiếp xúc với người, tuyến giáp sẽ hấp thụ nó như thể nó là iốt không phóng xạ thông thường, dẫn đến nguy cơ ung thư tuyến giáp cao. Đối với những người sống gần nơi có phản ứng phân hạch, hay nhứng nơi tương tự, có nguy cơ tiếp xúc với iốt phóng xạ khi tai nạn xảy ra, người ta thỉnh thoảng được cho uống viên iốt. Việc hấp thụ một lượng lớn iốt sẽ làm bão hòa tuyến giáp và ngăn việc thu nhận thêm iốt.
 
<sup>129</sup>I có nhiều điểm giống với <sup>36</sup>[[Clo|Cl]]. Nó là [[halogen]] [[hòa tan]] được, ít hoạt động hóa học, tồn tại chủ yếu ở dạng [[ion|anion]] không hấp thụ, và được sinh ra bởi các [[bức xạ vũ trụ|tia vũ trụ]], [[nhiệt hạt nhân]], và các phản ứng phân hạch khác. Trong lĩnh vực nghiên cứu về nước, mật độ <sup>129</sup>I được đo theo tỷ lệ <sup>129</sup>I trên tổng I (hầu hết là <sup>127</sup>I). Tương tự <sup>36</sup>Cl/Cl, tỷ lệ <sup>129</sup>I/I trong tự nhiên là rất nhỏ, 10<sup>−14</sup> đến 10<sup>−10</sup> (cực đạt nhiệt hạt nhân của <sup>129</sup>I/I trong thập niên 1960 và 1970 là 10<sup>−7</sup>). <sup>129</sup>I khác <sup>36</sup>Cl ở chỗ chu kỳ bán rã dài hơn (15,7 so với 0,301 triệu năm), xuất hiện trong các [[sinh vật]] ở nhiều dạng [[ion]] với nhiều ứng xử hóa học khác nhau. <sup>129</sup>I dễ dàng du nhập vào [[sinh quyển]], nằm trong cây cỏ, [[đất]], [[sữa]], [[mô|mô sinh học]]...
 
Lượng lớn <sup>129</sup>Xe trong [[thiên thạch]] được cho là kết quả của [[phân rã bêta]] của hạt nhân <sup>129</sup>I. Đây là [[hạt nhân phóng xạ tuyệt chủng]] đầu tiên được nhận dạng trong [[hệ Mặt Trời]]. Nó phân rã theo sơ đồ [[đo tuổi phóng xạ]] I-Xe cơ bản, bao trùm 50 triệu năm của sự tiến hóa của hệ Mặt Trời.