Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại thanh trừng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
DragonBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: ca, eo, ko, tr, uk Thay: pl
DXLINH (thảo luận | đóng góp)
Sửa đổi nhỏ
Dòng 1:
'''Đại thanh trừng''' ([[tiếng Nga]]: Большая чистка ''Bolshaya chistka'') là chiến dịch thanh trừng chính trị diễn ra tại [[Liên Xô]] dưới sự chỉ đạo của [[Iosif Vissarionovich Stalin]], mà về sau thực chất là sự chỉ đạo của cảnh sát mật trong [[thập niên 1930]]{{cần chú thích}}.
 
Khi quá trình này được thực hiện, Stalin đã củng cố quyền lực của mình ở gần mức tuyệt đối vào năm 1934 với sự sát hại [[Sergei Mironovich Kirov]] (việc mà nhiều người ngờ rằng Stalin đã sắp đặt kế hoạch) như một hoàn cảnh để tung ra Cuộc thanh trừng vĩ đại chống lại những kẻ bị cho là đối thủ chính trị và tư tưởng của ông ta, nổi tiếng nhất là những cán bộ cao tuổi và những thành viên từ chức vụ thấp đến cao trong Đảng [[Bolshevik]]. [[Lev Davidovich Trotsky]] đã bị tống khỏi đảng năm 1927, bị đầy tới [[Kazakhstan]] năm 1928 và sau đó bị trục xuất hoàn toàn khỏi Liên Xô năm 1929. Stalin đã sử dụng các vụ thanh trừng để huỷhủy hoại về mặt tinh thần và thể chất những đối thủ chính thức khác của ông ta (và cựu đồng minh) buộc tội [[Grigory Yevseevich Zinoviev]] và [[Lev Borisovich Kamenev]] đứng đằng sau vụ sát hại Kirov và có kế hoạch lật đổ chế độ Stalin. Cuối cùng, những người bị cho là liên quan đến việc này và các âm mưu khác với số lượng hàng chục nghìn người gồm nhiều cựu Bolshevik và thành viên cao cấp của đảng bị buộc tội âm mưu và phá hoại để giải thích cho những vụ tai nạn công nghiệp, sự thâm hụt sản xuất và các tai nạn khác của chế độ Stalin. Các biện pháp để chống lại những người đối lập và bị nghi ngờ gồm việc giam giữ trong các trại lao động (Gulag) tới hành quyết (con trai Trotsky, Lev Sedov và giống như Sergei Kirov - bản thân Trotsky cũng chết dưới bàn tay những kẻ giết người của Stalin năm 1940). Thời kỳ từ 1936 đến 1937 thường được gọi là "Nỗi khiếp sợ vĩ đại", với hàng nghìn người (thậm chí chỉ đơn giản bị nghi ngờ chống đối chế độ Stalin) bị giết hoặc bị bỏ tù. Stalin nổi tiếng đã đích thân ký 40.000 giấy phép giết hại người tình nghi đối thủ chính trị.
 
Trong thời kỳ đó, việc thực hiện các cuộc bắt giữ hàng loạt, tra tấn và phạt tù hay hành quyết không cần tòa án, đối với bất kỳ kẻ tình nghi nào là chống đối chính quyền Stalin của cảnh sát mật trở thành chuyện thường tình. Chỉ riêng ước tính của NKVD, 681.692 người đã bị bắn chỉ riêng trong khoảng 1937-1938 (mặc dù nhiều nhà sử học nghĩ rằng con số này vẫn còn dưới mức sự thực), và hàng triệu người đã bị chuyển tới các trại lao động Gulag.