Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 129:
 
Tôi không rõ các bạn thích xài cái tên kiểu "quốc tế", nói trắng ra là kiểu Tây Mỹ, vì lý do gì, dưng cơ mà khi viết trên wikipedia tiếng Việt thì nên Việt hóa hết mức có thể. Giống như wiki Anh, Pháp hay các ngôn ngữ khác đều cố gắng dùng phiên bản tiếng Anh, Pháp... của cái tên trên wiki của họ. [[Thành viên:Sholokhov|Михаил Александрович Шолохов]] ([[Thảo luận Thành viên:Sholokhov|thảo luận]]) 06:17, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)
:Không phải tôi thích dùng tên "quốc tế" kiểu Tây Mỹ, nhưng có một thực tế là những ví dụ trên của bạn về Hi Lạp, Ba Tư, Anh, Pháp, Nga... không chính xác trong trường hợp này. Ba Tư hiện không còn tồn tại nên không tính, còn Hy Lạp, Anh, Pháp, Nga vẫn là từ được dùng chính thức trong tiếng Việt phổ thông hiện nay, như Roma '''với tư cách là thủ đô nước Ý'''. Nếu có ví dụ nào về một tên Tây được gọi theo kiểu "Hán Việt cũ", thì bạn cần phải dẫn Ái Nhĩ Lan, Tô Cách Lan, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Anh Cát Lợi kia. Và chắc bạn cũng biết đó là Ireland (được đọc là Ai Len) và Scotland (được đọc là Xcốtlen), Canada, Australia và Anh - theo cách gọi phổ cập hiện nay.
:Tương tự thế với thủ đô một số nước, thì Mạc Tư Khoa và Hoa Thịnh Đốn đã bị đẩy lùi về quá khứ, thay vào đó là Mátxcơva (hay Moskva) và Washington. Tương tự, cách đây 40-50 năm thì có thể còn nhiều người gọi "Đông Kinh", chứ ngày nay thì từ già tới trẻ đều dùng '''Tokyo''' và nếu gọi Đông Kinh người ta tưởng nói đến Thăng Long. Sách vở về '''lịch sử Nhật Bản''' (dĩ nhiên bằng tiếng Việt) hiện nay gần như toàn bộ cũng đã dùng cách gọi Tokyo chứ không dùng cái "Đông Kinh" kiểu Hán Việt nữa, dù trong văn cảnh nói tới những thế kỷ trước đây. Trong trường hợp của Roma và La Mã, "Roma" đang lớn dậy và trong một ngày không xa và đang đẩy La Mã trở thành "cũ kỹ" như Mạc Tư Khoa.--[[Thành viên:Trungda|Trungda]] ([[Thảo luận Thành viên:Trungda|thảo luận]]) 09:08, ngày 20 tháng 5 năm 2014 (UTC)