Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Tuân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 33:
Nguyễn Tuân đã tìm đến lí thuyết "chủ nghiã xê dịch" này trong [[tâm trạng]] bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về "chủ nghĩa xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa (''Một chuyến đi'').
 
Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của quá khứ còn "vang bóng một thời". ôngÔng mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những [[phong tục]] đẹp, những [[thú tiêu dao]] hưởng lạc lành mạnh và tao nhã. Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người [[nhà Nho]] tài hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân (như Huấn Cao ''Chữ người tử tù'').
 
Nguyễn Tuân cũng hay viết về đề tài đời sống [[truỵ lạc]]. Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có một [[nhân vật]] "tôi" hoang mang bế tắc. Trong tình trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục niềm khao khát một [[thế giới]] tinh khiết, thanh cao (''Chiếc lư đồng mắt cua'').