Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:14 điều răn của Phật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ctmt (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 37:
:::Tưởng tìm được "nguồn uy tín" hơn nưax, ai dè lại gặp [http://tudien.daitangkinhvietnam.org/index.php?title=14_%C4%91i%E1%BB%81u_r%C4%83n_c%E1%BB%A7a_Ph%E1%BA%ADt người anh em]. [[Thành viên:Lưu Ly|Lưu Ly]] ([[Thảo luận Thành viên:Lưu Ly|thảo luận]]) 13:18, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
::::Như vậy là bên này chép của bên kia và chúng ta không biết là bên nào "chép" trước... ''Ôi con người!'' [[Thành viên:Mekong Bluesman|Mekong Bluesman]] ([[Thảo luận Thành viên:Mekong Bluesman|thảo luận]]) 14:59, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)
== Mạn phép diễn bày ==
*Chỉ có một (1) vị Phật lịch sử đã từng lìa cung xuất gia, tu hành đắc đạo, du hoá 45 năm liền, với lời dạy được sưu tập lại lập thành Đại tạng kinh.
*Tích cực tìm chứng minh đây không phải lời Phật: Hiện tại phần lớn các Đại tạng kinh (''canones'') dưới dạng nguyên ngữ nhà Phật đã được đưa vào dạng điện tử: 1. Phạn văn ([http://www.uwest.edu/sanskritcanon/]), 2. Hán văn ([http://www.cbeta.org/index.htm]), 3. Pali ([http://www.sub.uni-goettingen.de/ebene_1/fiindolo/gretil.htm#Pali]); bản tiếng Tây Tạng đang được nhập. Như vậy thì: Ta có thể từ những từ khoá tìm tra những từ chuyên môn được ghi trong 14 điều răn. Cách thực hiện: Tra ngược xuôi các bộ từ điển sau: 1. Phạn Hoà Đại từ điển (梵和大辭典) của 荻原雲來 Unrai Wogihara, 2. Phạn-Hán (梵漢大辭典) của Lâm Quang Minh & Lâm Di Hinh hợp biên (林光明林怡馨 - 合編, nguyên dịch từ Phạn Hoà Đại từ điển của Wogihara); 3. Phật giáo Hán-Phạn Đại từ điển (佛教漢梵大辭典) của Akira Hirakawa (平川彰);
:*Đây là những từ khoá: 1. "Kẻ thù": Phạn '''ari''' (敵, 怨, 怨賊, 憎嫉, 冤家), '''para''', Hán ''địch'' 敵, ''oan'' 怨, ''oan tặc'' 怨賊, ''tăng tật'' 憎嫉, ''oan gia'' 冤家; .... sau khi tra tới tra lui, và lưu ý đến văn cảnh (kinh Phật), ta sẽ xác định được - tuy không hết tất cả những vẫn tới một mức độ nhất định mà common sense của ta cho thấy là không thể có lời này từ kinh Phật.
:*Và tương tự như thế, chữ "ghen tị", Hán dịch là Tật 嫉 (với một vài dị dạng), Phạn là ''īrṣyā'' (với tất cả các biến dạng và trong hợp từ)... thêm thông tin là cái gì trong câu cũng ở tuyệt đối cách (superlative) "nhất"... ta sẽ tìm ra ngay.
:*Và qua đó, ai có khả năng sẽ tìm thấy được đây là lời Phật như thế nào.
 
*Cách thử nghiệm cho những người không dùng nguyên ngữ tra dò: Nên vào đây đọc kinh Phật, và tôi chỉ đưa ra những nguồn đáng tin thôi, thuộc về Hàn lâm học viện, nhất là đọc những bài kinh trong Tăng-chi bộ kinh (''anguttara-nikaya''), vì đây Phật đưa ra những vấn đề dưới dạng số khá "giống" những điểm nhắc ở đây, nhưng đặc biệt là '''luôn luôn có lời chứng minh vì sao''', 1. Pali Anh ngữ ([http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/an/index.html]), 2. Đức ngữ ([http://www.palikanon.com/angutt/a.htm])
 
*Cách thử nghiệm về mặt lí trí tự nhiên (xem chất lượng của 14 điểm này): Tất cả 13 điểm đầu đề là suy diễn vớ vẩn, có thể đúng trong phạm vi nhỏ, văn cảnh nhất định, và như vậy gán chúng vào mồm Phật, một người đã từng thốt ra câu:
:''Như biển lớn chỉ có một vị duy nhất, vị mặn của muối, cũng như thế, giáo pháp và giới luật của ra cũng chỉ có một vị duy nhất, đó là vị của giải thoát.'' (''Udana 5'', Vô vấn tự thuyết kinh 5)
:là vô lí.
:Lời 1: sai, và nghịch với 5. Nếu 1 đúng (trong ý nghĩa rộng nhất, là "cái [[ngã]] có, và là kẻ thù), thì việc đánh mất nó trong 5. là sai lầm là nhảm nhí. "Mình" ở đây là gì?
:Lời 6: Phật dạy tu học giải thoát, ai ai cũng nên xuất gia học Phật, còn người cư sĩ thì lo học hành, bố thí tạo nghiệp để có điều kiện để sau tu hành chính pháp, Phật không phải là Khổng phu tử đề cao chữ "Hiếu" là lớn nhất, và theo đó "Bất hiếu" là tội lỗi lớn nhất.
:... và những điểm khác tào lao trong bài.... Đặc biệt là không có một lời giải thích vì sao là '''nhất''' cả.
:Chỉ điểm 14 là nghe được, tuy từ "an ủi" ở đây cũng sai chỗ. Bố thí (布施, ''Dāna'') luôn là một hành động vĩ đại và đó cũng là một trong những hạnh mà Phật tử nên học, trau dồi để nó trở thành 1 đức hạnh toàn hảo, là Bố thí Ba-la-mật-đa.
*Kết luận: Không phải cái gì được nêu, treo trong chùa là của Phật. Những chứng cứ nói chống lại câu "đây không phải là lời Phật" ở đây yếu lắm... Phật học cũng là một môn khoa học đó, thấy sao nói vậy... Phật luôn dạy ''thấy và biết như thật'' (như thật tri kiến).
Quay lại trang “14 điều răn của Phật”.