Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thành phố Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 268:
{{Đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh}}
[[Tập tin:Ayuntamiento, Ciudad Ho Chi Minh, Vietnam, 2013-08-14, DD 09.JPG|nhỏ|260px|trái|[[Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh|Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố]]]]
Về hành chính, [[Hội đồng nhân dân|Hội đồng Nhân dân]] thành phố, với các đại biểu được bầu cử trực tiếp nhiệm kỳ 5 năm, có quyền quyết định các kế hoạch phát triển dài hạn về [[kinh tế]], [[văn hóa]], [[giáo dục]]... của thành phố. Đứng đầu Hội đồng Nhân dân gồm một Chủ tịch, một Phó chủ tịch và một Uỷ viên thường trực. Hội đồng Nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của [[Ủy ban Thường vụ Quốc hội]], chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của [[Chính phủ Việt Nam|Chính phủ]] trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.<ref>[http://www.dbnd.hochiminhcity.gov.vn/gioi-thieu/hoi-dong-nd/gt Quy định của luật tổ chức Hội đồng Nhân dân] trên trang của Hội đồng Nhân dân thành phố</ref>.
 
Hội đồng Nhân dân thành phố bầu nên [[Ủy ban nhân dân|Ủy ban Nhân dân]], cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa trên địa bàn thành phố. Đứng đầu Ủy Ban Nhân dân gồm một Chủ tịch và các Phó chủ tịch. Các sở, ngành của Ủy ban Nhân dân sẽ quản lý về các lĩnh vực cụ thể, như [[y tế]], [[giáo dục]], [[Đầu tư (kinh tế học)|đầu tư]], [[tư pháp]], [[tài chính]]. Tương tự, cấp quận, huyện cũng có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chịu sự chỉ đạo chung của cấp thành phố. Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân còn quản lý một số tổng công ty trên địa bàn thành phố.<ref>[http://www.hochiminhcity.gov.vn/leftthongtinthanhpho/thong_tin_can_bietPages/to_chuc_hanh_chinhto-chuc-hanh-chinh-TP.aspx Thông tin tổ chức hành chính Thành phố Hồ Chí Minh]{{dead link|date=August 2010}} trên trang của Thành phố.</ref>.
 
Bên cạnh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, đảng bộ [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] tại thành phố còn bầu ra [[Bí thư Thành ủy]]. Quyền hạn và trách nhiệm của Bí thư Thành ủy được quy định theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào năm [[1995]], hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 976 địa chỉ, trong đó 47 thuộc trung ương, 73 thuộc thành phố, 549 thuộc các quận, huyện và 307 thuộc cấp phường xã. Các tổ chức đoàn thể, chính trị bao gồm cấp trung ương và thành phố có 291 địa chỉ, các đơn vị sự nghiệp có 2.719 địa chỉ.