Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tu sĩ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 1:
'''Tu sĩ''' hay '''nhà tu hành''', '''thầy tu''' là người tu dưỡng tôn giáo [[khổ hạnh]], sống một mình hoặc với một nhóm các thầy tu khác trong tu viện. Thầy tu có thể là người cống hiến cuộc đời mình để phụng sự chúng sinh hoặc là một người tu hành khổ hạnh tránh xa trần thế để sống cuộc sống [[cầu nguyện]] và chiêm nghiệm cuộc đời.
 
==Tổng quan==
Khái niệm này mang tính cổ xưa được tìm thấy trong nhiều [[tôn giáo]] và trong [[triết học]]. Trong [[Kitô giáo]], tu sĩ là những người "đi theo Chúa", chấp nhận một đời sống chung trong khó nghèo, độc thân, và vâng lời vì mến [[Chúa]].
 
Theo quan điểm nguyên thủy của [[Phật giáo]], chỉ có những người sống viễn ly mới có thể đạt được giác ngộ, nên những người tu hành còn gọi là [[Tỉ-khâu|người xuất gia]] (rời khỏi nhà), họ thường gia nhập những [[tăng đoàn]].
 
Trong ngôn ngữ [[Hy Lạp]] từ tu sĩ có thể áp dụng cho [[phụ nữ]] và cả [[nam giới]] (từ {{lang-el|''μοναχός''}}, ''monachos'', "độc thân, đơn lẻ" <ref>[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.04.0057%3Aentry%3Dmonaxo%2Fs μοναχός], Henry George Liddell, Robert Scott ''A Greek-English Lexicon'', on Perseus project</ref>) nhưng trong [[tiếng Anh]] hiện đại từ tu sĩ chỉ sử dụng cho nam giới, trong khi [[nữ tu]] là thuật ngữ miêu tả về các tu sĩ nữ. Trong tiếng Việt, tu sĩ là từ ghép giữa hai từ "Tu" và "sĩ" trong đó tu để chỉ về quá trình hướng đạo, giác ngộ, [[học tập]] một lý thuyết tôn giáo, giáo phái và sĩ dùng để chỉ về một tầng lớp, một người thuộc về tầng lớp nào đó.