Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Serengeti”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Hệ sinh thái: clean up, replaced: → using AWB
Dòng 32:
Đồng cỏ Maasai có những khu vực với hoàn cảnh sinh sống tuyệt vời nhất Tây Phi cho các loài động vật hoang dã.<ref>{{Citation |title=Africa's Great Rift Valley |first=Nigel |last=Pavitt |year=2001 |page=122 |publisher=Harry N. Abrams |isbn=978-0-8109-0602-0 }}</ref> Chính phủ Tanzania và Kenya hiện nay đang duy trì một số khu vực bảo vệ như các công viên quốc gia, các khu bảo tồn, vùng đệm,... đặt hơn 80% diện tích Serengeti dưới sự bảo hộ của luật pháp.<ref name="www.ath.aegean.gr" />
 
[[Ol Doinyo Lengai]], ngọn núi lửa còn hoạt động duy nhất tại Serengeti, hiện vẫn tiếp tục phun trào dung nham [[carbonatite]]. Loại dung nham này khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển màu từ đen sáng trắng, nhìn hơi giống với [[Natri cacbonat|soda tẩy rửa]]. Khi lớp tro bụi núi lửa tích tụ đủ dày, chúng có thể chuyển thành nền đất rất giàu canxi và cứng như [[xi măng]] khi gặp mưa.<ref>{{Harvnb|Pavitt|2001|pp=130, 134}}.</ref> Ol Doinyo Lengai còn được gọi là thánh địa của Maasai.
 
Khu vực phía nam Serengeti nằm ở sườn đón mưa của cao nguyên [[Ngorongoro]], bao phủ bởi khu vực đồng trống cỏ thấp và rất nhiều loài [[thực vật hai lá mầm]] nhỏ. Về điều kiện thổ nhưỡng, phía trên cùng là lớp đất giàu dinh dưỡng, xuống sâu hơn là một lớp mỏng đá cứng giàu canxi. Đồng cỏ hơi dốc về hướng tây bắc đưa đến một vài thay đổi trong hệ thực vật và những thảm cỏ cao hơn. Xa về phía tây khoảng {{convert|70|km|mi|abbr=on}} là vùng rừng [[Cây keo|keo]] thưa, hướng tây kéo dài cho đến tận [[hồ Victoria]], hướng bắc kéo dài đến giáp đồng bằng Loita và phía bắc của vườn quốc gia [[Maasai Mara]]. Các nhà khoa học đã thống kê được 16 loài keo trong khu vực này, phân bố theo các vùng [[thổ nhưỡng]] khác nhau. Gần hồ Victoria là khu vực đồng cỏ gập nước, vốn xưa kia là đáy hồ cổ. Xa hơn về phía tây bắc, sự thay đổi địa chất dẫn đến sự thay thế các trảng [[Cây keo|keo]] bằng rừng thưa lá rộng Terminalia-Combretum.