Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 16317808 của Sa Long Cương (Thảo luận)
Đã lùi lại sửa đổi 16317852 của Motoro (Thảo luận)
Dòng 124:
Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại bàn đàm phán là: Pháp phải thừa nhận chủ quyền và độc lập của Việt Nam, Campuchia và Lào và rút quân đội khỏi 3 nước này; tiến hành tổng tuyển cử ở ba nước để thành lập các chính phủ thống nhất. Những cuộc tuyển cử trên phải được tiến hành với điều kiện tất cả các đảng phái và tổ chức yêu nước được tự do hoạt động dưới sự giám sát của các ủy ban địa phương. Nếu các điều kiện trên được chấp nhận chính phủ các nước Đông Dương đồng ý xem xét vấn đề gia nhập khối [[Liên hiệp Pháp]]. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị tham gia đàm phán có đại diện Chính phủ kháng chiến [[Lào]], [[Campuchia]] nhưng các nước phương Tây từ chối.
 
Theo [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève về Việt Nam]] được ký kết giữa đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Liên hiệp Pháp, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân đội Liên hiệp Pháp phải đình chỉ chiến sự. [[Việt Nam]] tạm thời bị chia thành hai vùng có giới tuyến là [[vĩ tuyến 17]] trong 2 năm. Vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời ([[tiếng Anh]]: ''military demarcation line'') chia Việt Nam làm hai vùng tập kết. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc Việt Nam; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam Việt Nam. [[Quốc gia Việt Nam]] (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định "gây chia cắt Việt Nam"<ref>[http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-67554/ Lịch Sử Việt Nam: Từ Bảo Đại Hồi 2 Tới Ngô Đình Diệm]</ref> và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm<ref name=quansu>Quân sử (QLVNCH) tập 4. NXb Đại Nam. Chương 3: Các diễn tiến trong việc hình thành quân đội quốc gia. Trang 202</ref>. Hiệp định Genève 1954 không nhắc đến Quốc gia Việt Nam (État du Viêt Nam, State of Vietnam) hay Việt Nam Cộng hòa (Republic of Vietnam) vốn chưa tồn tại (thành lập năm 1955), và không nhắc đến Nam Việt Nam (South Vietnam) với ý nghĩa một nhà nước tách biệt, độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa<ref>https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/genevacc.htm</ref><ref>http://www.fordham.edu/halsall/mod/1954-geneva-indochina.html</ref> ([http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/genevacc.htm Xem toàn văn hiệp định Genève 1954]</ref><ref>[http://www.fordham.edu/halsall/mod/1954-geneva-indochina.html bản tuyên bố cuối cùng]</ref>).
 
Việc tập kết quân đội hai phía dự kiến hoàn thành trong thời hạn 300 ngày. Các lực lượng Pháp rút khỏi Lào trong 120 ngày, Campuchia 90 ngày. Các đơn vị quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng rút khỏi Lào, Campuchia. Tại Lào, quân đội kháng chiến tập kết tại Phong sa lỳ và Sầm Nưa. Các lực lượng kháng chiến Campuchia phục viên tại chỗ. Các chính phủ Vương quốc Lào và Campuchia bảo đảm cho mọi công dân hưởng quyền tự do ghi trong Hiến pháp. Bầu cử tự do được tổ chức tại Campuchia và Lào vào năm 1955 và tại Việt Nam theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định là tháng 7/1956.