Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Adia (thảo luận | đóng góp)
Dòng 728:
::*Adia viết "''Á hậu không là 'thành tích cấp quốc gia'? Đồng ý.''" Như vậy là tôi và Aida có 1 đồng thuận là á hậu không đủ tiêu chuẩn. Chúng ta đã thông qua một điểm và chúng ta sẽ sang điểm thứ hai (làm như vậy thì không là "đổ đồng" như Adia viết) sau đây...
::*Adia viết "''Đại diện quốc gia đi dự thi ... Tôi không đồng ý.''" Một thí dụ mà tôi có thể làm Adia hiểu là các người đại diện một quốc gia đi dự thi Olympic -- có hàng ngàn người tham dự Olympic mà không có trang riêng tại Wikipedia tuy rằng tên họ vẫn có trong bài về Olympic đó (hay bài về môn thể thao đó tại Olympic đó). Một cô á hậu Nguyễn Thị X được thay thế cô hoa hậu để tham dự cuộc thi ABC quốc tế thì sẽ có tên trong bài về cuộc thi ABC đó, không ai được phép xóa tên cô tại bài đó; khi cô Nguyễn Thị X đoạt được á hậu của ABC hay cao hơn thì dĩ nhiên là cô sẽ có một bài (cũng giống như một người đoạt được huy chương tại Olympic).
::Adia và tôi có thể đồng ý tại điểm sau như tôi viết không? Nếu được thì chúng ta có thể khóa cái thảo luận quá dài này (Adia cũng nên chú ý là có nhiều người có huy chương Olympic mà không có bài riêng! Chúng ta đang làm tiêu chuẩn cho mấy cô người đẹp này quá dễ mà không phải là quá cứng như Adia viết bên trên đâu.)
::[[Thành viên:Mekong Bluesman|Mekong Bluesman]] ([[Thảo luận Thành viên:Mekong Bluesman|thảo luận]]) 08:34, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)
:::Điểm đầu tiên đã xong. Sang điểm thứ hai, tôi lại tiếp tục không đồng ý khi bác đặt chung hai cuộc thi Hoa hậu và Olympic. Trong các cuộc thi Hoa hậu trên thế giới, điều rõ ràng là chỉ có duy nhất một đại diện quốc gia, còn trong Olympic có thể từ 4,5 người cho tới hàng trăm. Thông thường trên wiki, tính càng hiếm thì càng nổi bật và càng bổ sung nhiều hơn cho tiêu chuẩn của một sự vật, sự kiện. Đi kèm với tính hiếm luôn là sự quan tâm của dư luận, và đương nhiên giữa '''một người duy nhất''' và hàng chục người thì dư luận luôn có sự quan tâm khác biệt.
:::Đó cũng là vì sao không thể xếo chung đại diện đi thi Hoa hậu Thế giới và vận động viên đi thi Olympic vào cùng một loại. Và thêm nữa, cũng không thể đánh đồng giữa chức Á hậu và Hoa hậu Thế giới (vốn chỉ có 3 giải) với Huân chương Olympic (số lượng lên tới hơn nghìn). Và nếu tất cả những người đoạt HC Olympic đều có thể có bài (mà tất nhiên rất nhiều người chưa có bài vì thiếu thông tin cũng như người viết) thì những người đi thi Hoa hậu Thế giới (bất kể bằng con đường gì) cũng xứng đáng có bài viết riêng về họ.
:::Bây giờ nếu người sử dụng một nước nào đó (như Việt Nam) muốn tìm hiểu thông tin về đại diện duy nhất của quốc gia của họ tại 1 cuộc thi lớn như Hoa hậu Thế giới, mà rốt cuộc lại không tìm thấy chỉ vì nhân vật đó không được phong làm Hoa hậu, thì có đáng buồn không hở bác. Còn chuyện dễ hay khó thì cháu cũng không dám bàn, chỉ thấy tội cho mấy cô người đẹp như Dương Trương Thiên Lý, Đặng Minh Thu, là gương mặt của một quốc gia mà lại không bằng một cô Hoa hậu suýt bị rơi vương miện, mà được như thế có phải là đơn giản cứ như mấy cô ca sĩ hát nhạc teen đâu. [[Thành viên:Adia|Adia]] ([[Thảo luận Thành viên:Adia|thảo luận]]) 10:18, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)
 
Đề xuất: ''Hoa hậu của một cuộc thi sắc đẹp quốc gia (không kể giải phụ) hoặc những cá nhân được cử tham gia hoa hậu quốc tế đạt thành tích (kể cả giải phụ) là đủ tiêu chuẩn đưa vào''. [[Thành viên:Lưu Ly|Lưu Ly]] ([[Thảo luận Thành viên:Lưu Ly|thảo luận]]) 04:06, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Quay lại trang dự án “Tiêu chuẩn đưa vào”.