Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô ngã”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
 
{{chú thích trong bài}}
{{Buddhism}}
'''Vô ngã''' (無我, sa. ''anātman'', pi. ''anattā''), là một trong Ba pháp ấn (sa. ''trilakṣaṇa'') của sự vật. Chân lý Vô ngã là pháp ấn chỉ có trong Phật Giáo, cho rằng, không có một [[Ngã (Phật giáo)|Ngã]] (sa. ''ātman'', pi. ''attā''), một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái "tôi" là không có mà chỉ là một tập hợp của [[Ngũ uẩn]] (sa. ''pañcaskandha''), luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Chú ý thêm rằng: Vô Ngã là một trong 3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại là Khổ và Vô Thường. Cho dù, Đạo Phật có ra đời hay không, cho dù loài người có tồn tại hay không thì 3 pháp ấn này vẫn hiện diện trong vũ trụ như một chân lý: mọi pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp Vô Vi (pháp không có sự tạo tác nên không có sự diệt) cũng là vô ngã. Pháp Vô Vi không có tính chất Vô thường và Khổ như pháp hữu vi. Để dễ hiểu, cần nhớ câu này: cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã.