Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lương Ngọc Quyến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Adia (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Lương Ngọc Quyến''' ([[1885]] - [[1917]]), tên hiệu '''Lương Lập Nham''', là một chí sĩ Việt Nam thời cận đại<ref name="q1">[http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn/docstore.aspx?param=A190aWQ9MDAwNDA0NjI= Lương Ngọc Quyến]</ref>. Quê gốc của ông là người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình khoa cử khá giả, là con thứ của [[Lương Văn Can]]. Sinh thời, ông sớm chịu ảnh hưởng tư tưởng canh tân của [[Khang Hữu Vi]] và [[Lương Khải Siêu]] (Trung Quốc).
 
Tháng 10 năm 1905, ông cùng em ruột là [[Lương Nhị Khanh]] hưởng ứng [[Phong trào Đông du]], sang Nhật Bản du học. Ông được [[Phan Bội Châu]] gửi học ở [[Trường Chấn Vũ]], tốt nghiệp loại ưu vào cuối 1908. Thời gian này ông tham gia vào [[Công hiến hội]]. Sau đó, ông bị trục xuất, sang Trung Quốc học các trường quân sự, rồi nhận chức thiếu tá trong [[quân đội Trung Hoa]]; tham gia [[Việt Nam Quang phục hội]] với chức uỷ viên quân sự Bộ chấp hành<ref>[http://diendan.songhuong.com.vn/showthread.php?t=3482 Lương Ngọc Quyến - Hành trình cuộc đời 32 năm]</ref>.
 
Năm 1914, Lương Ngọc Quyến về nước gây cơ sở cách mạng tại [[Nam Kỳ]], rồi sang [[Thái Lan]], [[Hồng Kông]]. Lương Ngọc Quyến bị mật thám Anh bắt trao cho thực dân Pháp, đưa về Việt Nam giam ở các nhà lao ở Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên. Tại đây, ông đã cùng [[Trịnh Văn Cấn]] ([[Đội Cấn]]) lãnh đạo cuộc [[khởi nghĩa Thái Nguyên]]. Ông đã hy sinh khi quân Pháp phản công chiếm lại tỉnh lỵ Thái Nguyên ngày 5 tháng 9 năm 1917.
 
==Tác phẩm==
* Ông để lại bài thơ "Cảm tác" làm khi bị giam ở Hoả Lò, Hà Nội<ref name="q1"/>.
 
Tên ông được dùng để đặt cho một đường phố ở Hà Nội<ref>[http://www.hanoi.gov.vn/hanoiwebs1/vn/phoco/group2/group2_3/page2_3_12.htm Phố cổ]</ref>. Đoạn đầu phố Lương Ngọc Quyến đi từ [[Hàng Giấy]] đến ngã tư [[Tạ Hiện]] và nằm trong khu tứ giác [[Hàng Buồm]] - [[Hàng Giầy]] - Tạ Hiện, thuộc đất [[phường Hà Khẩu]], vừa là khu buôn bán, khu hoạt động của khách du lịch balô và là khu tập trung nhiều hàng ăn uống của Hà Nội.
Dòng 20:
[[Thể loại:Mất 1917]]
[[Thể loại:Nghĩa quân chống Pháp]]
[[Thể loại:Người được đặt tên đường ở Hà Nội]]