Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vô thức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
SieBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: he:תת-מודע
Dòng 11:
* [[Trao đổi vô thức]]
* [[Tâm lý tôn giáo]]
1. Vài nét về tiểu sử của S. Freud.
Simund Freud sinh ở Freiberg năm 1856. Là con lớn nhất trong một gia đình có bố làm nghề buôn len. Freud là đứa con được quý mến hơn cả và được nhiều chờ đón ở nó. Ông có nói: “một người được mẹ yêu quý nhất, không ai tranh cãi, sẽ giữ suốt đời cảm tưởng là người chinh phục, sự tin tưởng đó vào thành công sẽ dẫn tới thành công thật sự”
Freud quyết định thi vào ngành y với hy vọng bằng cấp này sẽ giúp ông theo đuổi sự quan tâm của mình trong việc nghiên cứu khoa học. Năm 1873 ông vào trường Đại Học Y Khoa Vienna. Trước khi tốt nghiệp (năm 1881)ông đã giành được một danh hiệu là điều tra viên tâm lý học dưới sự hướng dẫn của Claud và Brucke, tuy vậy họ đã khuyên ông hãy từ bỏ công việc nghiên cứu khoa học (có lẽ vì ngành y đòi hỏi nhiều về tài chính)
Năm 1881, Freud tốt nghiệp ở Học Viện Phẫu Thuật não và hành nghề y với tư cách là Bác sĩ chuyên khoa thần kinh lâm sàng. Một số năm kế tiếp, ông làm việc hàng giờ với những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc. Ông kết giao với một người bạn đồng nghiệp là Breuer, người đã khuyến khích các bệnh nhân thảo luận về các triệu chứng của họ trong một bầu không khí thư giãn thoải mái. Phương pháp điều trị bằng cách nói chuyện này khơi nguồn cho cách thức dùng thôi miên để chữa trị cho chứng rối loạn cảm xúc. Nhưng nỗi thất vọng về thôi miên ngày càng lớn khi mà Freud cho rằng thôi miên chỉ làm mất triệu chứng chứ chưa thể chữa được nguyên nhân sâu sa của căn bệnh. Freud sang Paris theo học Jean Charcot – một chuyên gia hàng đầu về thôi miên. Thời gian Freud học với Charcot đã trang bị cho ông một kiến thức cao hơn về thuật thôi miên trong việc điều trị những bệnh thần kinh.
Nghiên cứu của Freud về các giấc mộng của bệnh nhân và những ký ức của trẻ em dẫn ông đến xuất bản chính đầu tiên “giải thích các giấc mộng. 1900” Tuy cuốn sách đó không được những tập thể y học và khoa học cũng như công chúng rộng rãi biết đến nhưng ông không nản lòng. Những năm tiếp theo hàng loạt những cuốn sách mê hoặc lòng người xuất hiện. Carl Jung và Adler tăng cường phong trào phân tâm mới, tuy bị các cơ sở y học ở Châu Âu bác bỏ nhưng điều đó càng làm cho các nhà Phân tâm gần nhau hơn và họ hình thành nên Hội Phân Tâm quốc tế, tồn tại cho đến ngày nay. Một bước ngoặt là vào năm 1909 khi nhà tâm lý bậc thầy của Mỹ là G.Stanley Hall mời Freud sang bang Massachusetts nói chuyện nhân dịp kỷ niệm lần thứ 20 Đại Học Clark. Nhân dịp đó Freud nói nên cảm tưởng của mình: “tuy ở Châu Âu, tôi bị đón tiếp khinh miệt nhưng ở đây tôi được đón tiếp ngang hàng với những người quan trọng hàng đầu. Khi tôi bước lên bục giảng ở Worcester, để phát biểu “năm báo cáo về phân tâm học”…dường như là sự thực hiện một giấc mơ ban ngày không thể tin được: Phân tâm học đã trở thành một phần có giá trị thực tế”
Đặc biệt những năm sau thế chiến thứ I, Freud kết thúc việc được quốc tế công nhận. Phân tâm học bắt đầu tác động không chỉ đến tâm thần học mà còn tác động tới các khoa học xã hội và các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học về đạo đức, giáo dục, “Vô thức” và “cái tôi” trở thành những từ thông dụng.
Freud tiếp tục phát triển lý thuyết của ông qua năm tháng. Trên thực tế vào tuổi 70, ông có làm một số thay đổi, những bài viết của ông về phân tâm gộp thành 23 tập. Trong những năm cuối ông làm việc trong khi rất đau vì căn bệnh ung thư. Khi phát xít Đức chiếm nước Áo vào năm 1937, ông buộc phải chạy sang Anh, ông mất tại London năm 1939.
2. Quan điểm của S.Freud về luận đề Vô thức
2.1. Nguồn gốc của Vô thức
Vô thức là một khái niệm được sử dụng bởi Sigmund Freud trong lý thuyết phân tâm học của ông.
Trước Freud, khái niệm này đã được sử dụng với cùng một nghĩa tương tự bởi các nhà triết học như Nietsche và Hartmann.
Trước đó khái niệm này đã được chú ý tới bởi Leibniz vào thế kỷ XVII và Schopenhauer và cho đến freud thì được quan tâm hơn.
Theo nghĩa chung, vô thức là tất cả những gì không thuộc ý thức. Điều đó có thể được hiểu như là không phải là ý thức trong một thời điểm nào đó (không phát hiện ra được ý thức) hay như những gì không thể chấp nhận được ở trong ý thức.
Theo lý thuyết phân tâm học, vô thức là một tình trạng chồng chéo của những ý nghĩ, của những tri giác, của những xúc cảm thiết lập nên bộ máy tâm thần. Nó không chỉ đơn giản là sự đối lập với khái niệm ý thức nhưng đó là một cấu trúc phản ứng và vận động. Chẳng hạn, một sự thay đổi ở một trong những hệ thống tri giác có thể kéo theo những sự thay đổi đối với một phần lớn bộ máy tâm thần. Cấu trúc này hoạt động có hoặc không có ý thức, điều này có thể trái ngược với tên gọi của nó.
Những hành vi không kiểm soát được (được hiểu như là sự hiện diện của những “hoạt động tâm thần” theo Freud) trả lời cho những lý do, những ham muốn không được trình bày một cách dễ hiểu, không phải cái mà con người có ý thức lựa chọn nó. Điều này đặt ra những câu hỏi: những ham muốn này là gì, và nó được hiểu như thế nào? Tại sao chúng ta lại không có ý thức?
Nội dung của Vô thức bao gồm tất cả những biến cố , những kỷ niệm mà con người đã trải qua trong quá trình sống từ trước đây, những tình cảm có được sau những biến cố, những kỷ niệm đó và cuối cùng là tất cả ước muốn chưa được thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân xã hội giữ vai trò to lớn và thường giữ vai trò quyết định. Cái Vô thức mà Phân tâm học quan tâm nhiều hơn cả là cái trước đây từng là cái hữu thức nhưng bị dồn vào vô thức nên trở thành cái vô thức mà đương sự không hề biết.
Phân tâm học là một phương pháp thăm dò những quá trình tâm thần ở vô thức. Điều này gợi lên lợi ích đầu tiên của khái niệm: một quá trình vô thức mà người ta có thể tạo nên không phải là thuộc tâm thần, chẳng hạn là sự thôi miên. Năm 1900 Freud đã xây dựng lên lý thuyết hệ thống bộ máy tâm thần, nó bao gồm 3 phần: Vô thức là những ham muốn, những ảo ảnh, ý thức phân tích những ham muốn vô thức , tiền ý thức thì tích giữ chúng và thiết lập lại chúng trong ý thức. Năm 1920, Ông đưa ra hệ thống lý thuyết thứ hai của mình, lý thuyết về 3 cấu trúc của bộ máy tâm thần: cái ấy nằm trong vô thức, cái tôi có thể lộ ra những ảo ảnh nếu như chúng bị dồn nén vào trong cái ấy bởi cái siêu tôi.
Quan điểm của những nhà phân tâm về khái niệm vô thức.
Vô thức đối với Freud là nhóm tất cả các năng lượng hay những trạng thái căng thẳng nó có thể xuất hiện ở trên bề mặt bởi vì chúng chỉ là những thói quen.
Khối Vô thức là khối bản năng, trong đó bản năng tính dục giữ vài trò quan trọng, theo Freud bản năng có các tính chất sau đây :
- Đặc tính chung của bản năng là bị kìm nén, nó là nguồn động lực, là sức mạnh cho mọi hoạt động
- Mục đích của bản năng là hướng đến sự thỏa mãn
- Bản năn hướng đến khách thể. Thế giới bên ngoài là đối tượng để bản năng thỏa mãn. Bản năng đòi hỏi khách thể phải thỏa mãn ngay lập tức và trực tiếp
- Bản năng chi phối toàn bộ đời sống hoạt động tâm thần của con người
Vô thức chứa đựng những ham muốn đầy quyền năng và những ham muốn này tồn tại toàn bộ bên ngoài trạng thái ý thức nhưng lại chịu toàn bộ trách nhiệm cho toàn bộ những hành vi quan trọng của con người. Nội dung của nó hầu như bị ngăn chặn tại cổng vào bên trong của sự nhận thức, nơi chúng sẽ hợp thành một sự nguy hiểm về tâm lý thực sự cho cá nhân. Chỉ khi ở trong một trạng thái tượng trưng được lưu ý chu đáo, bất kỳ một dữ kiện nào bắt nguồn từ vô thức mới vào được sự nhận thức. Tuy nhiên, Vô thức là người quyết định tối thượng cho tất cả các hành vi – là kho chứa của những động cơ, những ước nguyện, mong muốn, bốc đồng, xung đột, quá trình xử lý, và những động lực được xem như để hợp thành những nguyên do chính cho hành động của con người.
Từ luận đề về Vô thức, Freud xây dựng nên lý thuyết về bộ máy tâm thần (appareil psychique) với hệ thống kép với các chức năng khác nhau được sắp xếp theo một trật tự so vơi các chức năng khác.
Hệ thống Vô thức theo quan điểm thứ nhất (premier topic):
Có 3 hệ thống được miêu tả bởi Freud theo quan điểm này đó là: Vô thức, tiền ý thức và ý thức.
Vô thức: là trung tâm của những xung năng tính dục bẩm sinh, những ham muốn, những ký ức bị dồn nén, đó là một phần tối nhất của bộ máy tâm thần, hệ thống này hiện diện không có lô gic, không theo một trật tự thời gian, nó hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm. Ta có thể hiểu vô thức như là một phần tảng băng trôi bị nhấn chìm
Tiền ý thức: nằm ở giữa ý thức và vô thức, nó ở gần với ý thức hơn là với vô thức, nó bị chia cắt với vô thức bởi sự kiểm duyệt. Sự kiểm duyệt này tìm cách ngăn chặn những nội dung của vô thức trên con đường tiến vào ý thức. Người ta thường hiểu tiềm thức là một hiện tượng tinh thần không còn phụ thuộc vào ý thức nữa nhưng cũng chưa hoàn toàn thuộc vô thức. Còn tiền ý thức, theo Freud là một hiện tượng tinh thần được xét theo chiều ngược lại, nó không còn là vô thức nữa nhưng cũng chưa trở thành ý thức. Nó là một hình thức tinh thần trung gian trong quá trình chuyển biến cái vô thức thành cái hữu thức, thành ý thức. Để nói thay cách diễn giải của Phân tâm học về cái vô thức và sự chuyển dịch của nó qua tiền ý thức, để trở thành ý thức. Freud đã lấy ví dụ sau đây: Ông hình dung có hai căn phòng liền nhau có một cái cửa thông giữa hai phòng đó. Ngồi ở cửa thông này là một người gác cửa. Trong phòng thứ nhất chứa đầy cái vô thức, một số cái vô thức tìm cách lọt qua mắt người gác để sang phòng thứ hai trong đó dành cho những cái hữu thức. Một số cái vô thức đã qua được sự kiểm soát của người gác nhưng chưa vào được hẳn trong phòng thứ hai là nơi cư trú của những cái hữu thức. Vì vậy những cái vô thức này chưa trở thành cái hữu thức nhưng cũng không còn là vô thức nữa.
Ý thức: Nằm ở rìa ngoài của bộ máy tâm thần, là nơi tiếp nhận những thông tin từ thế giới bên ngoài và bên trong. Ý thức hoạt động theo những nguyên tắc nhất định (lô gic, theo trật tự về thời gian và không gian...) để bảo vệ và đảm bảo cho sự sống sót bằng cách đẩy lùi tất cả những gì có thể đe dọa đến sự thích ứng của cơ thể.
Hệ thống vô thức theo quan điểm thứ hai (seconde topic):
Freud rất trung thành với khái niệm về hệ thống bộ máy tâm thần theo quan điểm thứ nhất. Nhưng ông vẫn đưa ra quan điểm thứ hai về bộ máy tâm thần vào năm 1923. Theo quan điểm này thì bộ máy tâm thần bao gồm 3 cấp độ (trois instance):
Cái ấy: tồn tại trong vô thức và không thay đổi. Đó là cấp độ tồn tại nguyên thủy nhất. Cái ấy chứa đựng năng lượng Libido, những ham muốn tình dục cũng như tất cả các ham muốn khác như ham muôn thống trị, hiểu biết và chúng đòi hỏi phải được thỏa mãn ngay lập tức. Cái ấy hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm
Cái tôi: gồm phần lớn ở trong vô thức, nhưng nó không hoàn toàn nguyên thủy như cái ấy. Cái tôi cố gắng thiết lập sự cân bằng giữa sự cấm đoán và sự dồn nén của cái siêu tôi, những ham muốn của cái ấy và sự cần thiết ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài và cuộc sống xã hội. Cái tôi được hoạt động theo nguyên tắc thực tại
Siêu tôi: tồn tại chủ yếu trong vô thức và là phần nguyên thủy trong bộ máy tâm thần, hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt. Siêu tôi là con người của những nguyên tắc xã hội tiếp thu được thông qua quá trình xã hội hóa.
 
2.2 Mối quan hệ giữa Ý thức và Vô thức
Theo Freud mọi nguyên nhân sâu sa của các bệnh thần kinh là đều bắt nguồn từ mâu thuẫn không được giải quyết giữa ý thức và vô thức. Vì vậy trong suốt quá trình phát triển của con người, mối quan hệ này luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, chi phối toàn bộ hoạt động tâm thần. Vì vậy làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ý thức và vô thức là vấn đề được quan tâm nhất của Phân tâm học nói chung và Freud nói riêng. Vô thức có thể được xem như một vùng hoạt động của não bộ, có một nội dung, có những cơ chế và có thể có một năng lượng đặc biệt. Giữa vô thức và ý thức có một rào cản mà Freud gọi là “kiểm duyệt”. Ông phân biệt hai loại hình tượng ở vùng tiền ý thức, có nghĩa là những biểu tượng này có thể chuyển qua vùng ý thức một cách không khó khăn gì. Loại thứ hai là những biểu tượng ở trong vùng vô thức, có ngĩa là chúng bị dồn nén mạnh mẽ, nhưng chúng vẫn còn hiệu lực và xác định như sự hình thành những giấc mơ, những hành vi vô ý, những câu nói lỡ hay những triệu chứng loạn thần kinh, loạn tâm thần. Vô thức không chỉ là những tư duy tiềm ẩn, tiềm tàng mà có nó còn có tính chất đặc biệt là tính động, cho dù cường độ và hiệu năng của chúng, nhưng chúng không thể xâm nhập sang vùng ý thức một cách dễ dàng. Đã từ lâu người ta đồng hóa vô thức với sự dồn nén, mặc dù vậy Freud đồng ý là có những phần chứa đựng những nội dung không phải do dồn nén mà là do quá trình di truyền, chính chúng đã hình thành nên hạt nhân của vô thức. Sự dồn nén mang đi biểu tượng tâm thần của xung động, vai trò của sự dồn nén không phải là làm mất đi biểu tượng tâm thần xuất phát từ xung động mà là giữ biểu tượng tâm thần này ở vùng vô thức, sự giữ biểu tượng tâm thần này cần thiết phải sử dụng một năng lượng liên tục. Có nghĩa là sự dồn nén luôn luôn chịu một áp lực từ ý thức và một lực phản hồi của vô thức mà chính nó phải giữ cân bằng. Chính sự dồn nén này điều hành hiện tượng quên ở trẻ em (sự xóa các kỷ niệm ở những năm đầu có thể không liên quan đến sự thiếu vắng hay từ chối ghi nhận mà có lẽ là do sự dồn nén), dồn nén vào vô thức một số những rung động mang đến không chịu đựng nổi. Theo ông giữa Vô thức và Ý thức luôn có sự mâu thuẫn loại trừ nhau nhưng chúng luôn tồn tại song song, nếu thiếu một trong hai thì con người sẽ lâm vào trạng thái bất ổn định tâm thần của bệnh thần kinh. Sự xung đột này được Freud gọi là ‘‘xung đột nội tâm’’, sự xung đột này là nguồn động lực lớn cho mọi sự phát triển và giúp cho con người luôn ở trạng thái cân bằng, nếu một trong hai bị chèn ép cá nhân sẽ có các cơ chế phòng vệ cái tôi để đảm bảo cho sự an toàn của nó.
Như đã nói ở trên. Vô thức là những gì của bản năng con người, là những cái đòi hỏi phải được thỏa mãn ngay lập tức và không chờ đợi được, điều này hoàn toàn trái ngược với ý thức, là những điều được cá nhân hiểu và làm theo, chúng là những quy tắc, những luật lệ mà con người phải tri giác và làm theo. Vì vậy, trên thực tế những đòi hỏi của bản năng nếu như không phù hợp với điều kiện thực tế thì không được đáp ứng, vì sự kiểm duyệt của ý thức, và điều này sẽ gây nên sự mâu thuẫn giữa Vô thức và Ý thức. Nhưng trên thực tế, không phải mọi thứ trong vô thức đều “ngoan ngoãn” tuân theo sự kiểm duyệt của ý thức mà một số yếu tố trong vô thức vẫn tìm cách lẩn vào trong ý thức bằng cách tự biến đổi các yếu tố căn bản trong nội dung của chúng để có thể tìm cách phù hợp hơn với sự kiểm duyệt của ý thức. Những yếu tố đó là biểu hiện ra những sự lỡ lời, những hành vi sai lạc, biểu hiện trong giấc mơ, hay là những bệnh thần kinh… Từ đó chúng ta có thể đi đến kết luận rằng kiểm duyệt chính là nguyên nhân của mọi biến dạng trong giấc mơ. Sự kiểm duyệt này là do sự đấu tranh của những khuynh hướng đối lập nhau mà Freud gọi là sự chống đối. Sự chống đối này có cường độ mạnh yếu khác nhau dẫn đến sự kiểm duyệt nhẹ hay gay gắt và cuối cùng dẫn đến những biến dạng nhiều hay ít, gặp cường độ chống đối mạnh sẽ biến dạng nhiều, trái lại khi chống đối nhẹ, tất nhiên sẽ bị biến dạng ít hơn. Giả sử nếu để cho Vô thức hoàn toàn chiếm thế chủ động trong mọi hoạt động của con người mà không có sự kiểm duyệt này thì mọi hành động của chúng ta đều không thể được kiểm soát và sẽ trở nên vô nghĩa và con người không còn là người theo đúng nghĩa của nó nữa, còn nếu mà chúng ta để cho mọi bản năng không được thỏa mãn thì cơ thể chúng ta sẽ lâm vào trạng thái tổn thương nặng, không còn sức sống, không còn nguồn năng lượng cho mọi hoạt động hàng ngày của mình. Nói như thế tức là chúng ta thấy rằng con người bình thường phải có sự hài hòa trong mối xung đột giữa vô thức và ý thức, chính sự cân bằng tạm thời này giúp cho chúng ta có năng lượng hoạt động bình thường. Còn đối với người bị bệnh thần kinh là do mối quan hệ này bị đảo lộn, vô thức chiếm ưu thế trong ý thức. Vì vậy theo Freud phương pháp trị liệu đối với bệnh nhân thần kinh thì là phải “làm cho vô thức trở thành ý thức”.
Như đã nói ở trên, năm 1920 Freud đưa ra một quan niệm mới về bộ máy tâm thần trong đó có ba cấp độ: “Cái đó” (Ca), “Cái tôi” (Moi) và “Cái trên tôi” (Surmoi) nhưng trong những cấp độ mới này người ta cũng nhận thấy những đặc tính của vô thức và người ta nhận thấy chúng đều có nguồn gốc và một phần của vô thức.
Hệ thống của “Cái đó” tương ứng với lớp cơ bản xưa nhất ở cực xung động của nhân cách và lẫn với những hệ thống vô thức đã nói ở trên. Tuy nhiên không phải tất cả chỉ là vô thức mà một phần của “Cái tôi” và “Cái trên tôi” cũng nằm trong vô thức. “Cái đó” chính vì vậy không đơn giản chỉ là cái bình để chứa những xung động di truyền và bẩm sinh mà nó còn chứa đựng những nội dung thu được, có nghĩa là những nội dung bị dồn nén. “Cái đó” hoạt động theo những dạng, những nguyên tắc khác với các dạng các nguyên tắc của ý thức. Ở đó không tuân theo những nguyên tắc về thời gian, không có sự mâu thuẫn, nó không hề biết nhận định, đánh giá giá trị, không có khái niệm tốt, xấu, đạo đức, luân lý. Nó chỉ tìm kiếm sự thỏa mãn sung sướng, đáp ứng những đòi hỏi bàn năng và nó chỉ tuân theo nguyên tắc thỏa mãn. Freud khẳng định “Cái đó” chỉ là một sự hỗn độn về tổ chức. Hệ thống của cái “Cái tôi” so với topique thứ nhất “Cái tôi” được xác định ở ý thức hay tiền ý thức. Hoạt động của “Cái tôi” là ý thức liên quan đến những tri giác thuộc về bên ngoài, bên trong và những quá trình trí tuệ, nó giữ vai trò trong những mối quan tâm và những cảm giác đạo đức, luân lý. Nhưng người ta phải đồng ý rằng hoạt động của “Cái tôi” ở tiền ý thức có thể dẫn đến ý thức trong trường hợp cần thiết nhưng cũng có thể dồn nén vào vô thức bằng một số cơ chế tự vệ. “Cái tôi” đảm trách công việc tự bảo quản, thu nhận các kích thích bên ngoài trong khi loại bỏ những kích thích quá đáng, nhờ hoạt động của nó đã tạo ra những thay đổi có lợi cho cá thể. Về các yế tố bên trong nó đảm trách chức năng giữ sự kiểm soát những đòi hỏi bản năng cho phép hay không cho phép, những đòi hỏi được thỏa mãn hay không, hoặc hoãn lại vào một thời điểm nào đó phù hợp hơn và cũng có thể loại bỏ hoàn toàn. Trong số những chức năng của “Cái tôi” có sự lựa chọn các giải pháp, có sự kiểm soát thực hiện, có thể coi như “Cái tôi” chịu trách nhiệm về chức năng đạo đức, luân lý của nhân cách. Hệ thống của “Cái trên tôi” được hình thành từ “Cái tôi” do sự nhập nội những sức ép mà cá nhân gặp phải trong suốt quá trình phát triển. Vai trò của “Cái trên tôi” như một quan tòa, người kiểm duyệt đối với “Cái tôi”. Hoạt động của nó dựa trên ý thức đạo đức, thái độ tự phê phán và sự cấm đoán. Nó hoạt động hoặc là để chống lại những thỏa mãn xung động, hoặc là phê phán những sự tự vệ mà cái tôi đưa ra với những xung động vô thức “Cái trên tôi” được hình thành bởi quá trình xác định bản thân của trẻ theo gương của cha mẹ và những nguyên tắc, luật lệ, phong tục, tập quán, nền văn hoá nơi trẻ sinh sống.
Theo thuyết phân tâm học, quá trình hình thành nhân cách con người chính là quá trình hình thành và phát triển, giải quyết các mâu thuẫn, các xung đột giữa “Cái đó”, “Cái tôi” và “Cái trên tôi”(nhưng trên thực tế thì cũng là quá trình giải quyết các mâu thuẫn giữa vô thức và ý thức). Trong quá trình này tuỳ thuộc vào từng cá thể, từng hoàn cảnh, điều kiện, có thể cá nhân sẽ trở nên một người hoàn toàn bình thường, cũng có thể trở thành một người bệnh hoạn thần kinh mà các triệu chứng của nó chính là những biến hình của các mâu thuẫn, những xung đột chưa được giải quyết giữa “Cái đó” và “Cái trên tôi” hay nói các khác, các triệu chứng loạn thần kinh chính là những thỏa hiệp của những xung động vô thức và sự dồn nén của ý thức thông qua “Cái tôi” hay sự kiểm duyệt ở vùng “Tiền ý thức”.
 
 
 
Người viết: Phạm Văn Hảo. K50 Tâm lý học lâm sàng. ĐHKHXH và NV
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Patricia H. Miler – Các thuyết về tâm lý học phát triển. Nxb Văn hóa - Thông tin
2. Barry D. Smith và Harold J. Vetter – Các học thuyết về nhân cách. Nxb Văn hóa - Thông tin
3. Nguyễn Ngọc Bích – Tâm lý học nhân cách. Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
4. Phạm Minh Lăng – Freud và Phân tâm học. Nxb Văn hóa – Thông tin
 
==Liên kết ngoài==