Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Xuân Thục”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
XA (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{wikify}}
Ông sinh năm [[Nhâm Ngọ]] (1762), mất năm [[Minh Mệnh]] thứ 8 (1827), thọ 65 tuổi, Người Huyện Quảng Phúc,Tỉnh Khánh Hòa. Cha là Nguyễn Xuân Tịnh/Tĩnh làm quan đến chức Tiền Khâm sai cai đội. Lúc đầu Nguyễn Xuân Thục lệ thuộc hậu quân, làm thuộc hạ của Võ Tánh.
 
Năm [[Bính thìn]] (1796) ông được thăng làm Tham luận vệ tiền kích.
 
Năm [[Kỷ mùi]] (1799, Nguyễn Xuân Thục theo đi đánh trận, đã chiếm được Thành Quy Nhơn ([[Nguyễn Ánh]] cho đổi Quy Nhơn thành Bình Định từ đó), sau đó ở lại theo phó tướng Nguyễn Văn Biện giữ Sa Lung. Tướng Trần Quang Diệu của quân [[Tây Sơn]] tiến đánh, quân [[Nguyễn Ánh]] phải rút về Thành Bình Định. Lúc này giữ thành Binh Định là Võ Tánh và Ngô Tùng Chu. Năm canh[[Canh thân]] (1800), quân của Tây Sơn do tướng [[Trần Quang Diệu]] tiến đánh thành Bình Định. Đến năm [[Tân Dậu]] (1801), sau một năm bị vây hãm,tướng Võ Tánh và Ngô Tùng Chu thế cùng phải tự tử. Thời điểm này, Nguyễn Xuân Thục bị quân Tây Sơn bắt được và cho sung vào quân ngũ, đóng ở Mân Khê. Về sau nhân lúc sơ hở, ông bỏ trốn sang quân Lê Văn Duyệt rồi sau đó được triệu về.
 
Dưới triều vua Gia Long thì các địa phương từ Nam tới Bắc chia ra làm 23 [[trấn]] và 4 [[doanh]]. Đất kinh kỳ thống lĩnh 4 doanh. Từ Thanh Hóa ngoại-nay là Ninh Bình-trở ra thì gọi là Bắc Thành (gồm 11 trấn). Ở quãng giữa nước thì thì đặt Thanh Hóa trấn (gồm 7 trấn). Từ Bình Thuận trở vào gọi là Gia Định thành (gồm 5 trấn). Ở Bắc Thành và Gia Định Thành đều đặt chức Tổng trấn và phó Tổng Trấn để coi mọi việc. ở các trấn thì đặt quan Lưu Trấn (quan Trấn Thủ), có quan Cai Bạ và quan Ký Lục giúp việc cai trị trong Trấn. Trấn lại chia ra: Phủ, Huyện, Châu, đặt chức Tri Huyện, Tri Châu để coi việc cai trị. Gia Long năm thứ 2 (1804), ông được phong làm Ký Lục Trấn Biên. Sau đó chuyển sang làm cai bạ Vĩnh Thanh (tức Vĩnh Long và An Giang ngày nay) thuộc Gia Định Thành. Cũng dưới Triều Nguyễn thì mọi việc đều do Lục Bộ chủ trương thực hiện. Lục bộ này bao gồm: bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công. Lãnh đạo mỗi bộ là 5 vị: đứng đầu là vị Thượng thư, 2 vị Tham tri (Tả và Hữu), 2 vị Thị Lang (Tả và Hữu) cùng các thuộc viên như: lang trung, viên ngoại lang, chủ sự và bát cửu phẩm thơ lại...
 
Gia Long năm thứ 12 (1813), Nguyễn Xuân Thục coi việc vận tải về kinh rồi được thăng làm Hữu Tham Tri bộ Hình (coi việc hình danh pháp luật, duyệt lại những tội nặng án ngờ, xét kỹ những tù giam ngục cấm ...). Sau đó lại chuyển sang làm Hữu Tham Tri bộ Binh (coi việc thuyên bổ võ chức, giảng duyệt quân lính, sai khiến quân đi thú hoặc đi đánh dẹp, kén chọn binh đinh, xét người có công, người có lỗi về việc binh...). Đây là chức quan chỉ đứng sau Thượng thư, có hàm Tòng nhị phẩm. Căn cứ trên đạo chiếu chỉ ngày 2/8 Gia Long năm thứ 13 (1814) thì khi đó ông đã được phong tước "Thục Thiện hầu" (trong ngũ tước của triều Nguyễn thì từ cao xuống thấp lần lượt là: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam). Chúng ta có thể đoán định rằng: Nguyễn Xuân Thục được phong tước "Hầu" cũng trong năm Gia long thứ 12 (1813) khi mà ông được giao đảm đương những vị trí khá quan trọng trong bộ Hình và bộ Binh.