Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phúc Kiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 82:
Các sông chủ yếu tại Phúc Kiến là [[sông Mân (Phúc Kiến)|Mân Giang]] (闽江) dài 577 km, [[sông Tấn (Phúc Kiến)|Tấn Giang]] (晋江) dài 182 km, [[sông Cửu Long (Phúc Kiến)|Cửu Long Giang]] (九龙江) dài 258 km và [[sông Đinh|Đinh Giang]] (汀江) dài 220 km. Với lượng mưa phong phú, lưu lượng nước hàng năm của các sông trên toàn tỉnh là 116,8 tỷ m³ nước, riêng lưu lượng dòng chảy bình quân của Mân Giang (1.980 m³/s) đã lớn hơn của [[Hoàng Hà]] (1.774,5 m³/s). Đa số các sông suối có độ dốc lớn và chảy nhanh, có nhiều ghềnh thác, dự trữ thủy lực lý thuyết đạt 10,46 triệu kW, công suất lắp đặt đạt 7,0536 triệu kW. Tại vùng duyên hải, do có nhiều vũng vịnh nên có thể lợi dụng thủy triều để sản xuất điện, với 3000 km² diện tích chịu ảnh hưởng của thủy triều, dự trữ năng lượng thủy triều có thể khai thác là trên 10 triệu kW. Phúc Kiến có bốn đồng bằng lớn là [[đồng bằng Chương Châu]], [[đồng bằng Phúc Châu]], [[đồng bằng Tuyền Châu]] và [[đồng bằng Hưng Hóa]].
 
Phúc Kiến có khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu có lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 17-21 °C. Mùa đông tại Phúc Kiến khá ấm áp, nhiệt độ tháng 1 tại vùng duyên hải là 7-10 °C, tại vùng núi là 6-8 °C. Mùa hè nóng với nhiệt độ dao động từ 20-39 °C, chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão nhiệt đới. [[Giáng thủy]] hàng năm đạt từ 1.400-2.000 mm, giảm dần từ đông nam đến tây bắc.
 
=== Phân vùng ===