Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thực vật ngập mặn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Geo0360 (thảo luận | đóng góp)
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
Thực vật ngập mặn hình thành một môi trường sống nước mặn của rừng cây thân gỗ và rừng cây bụi hay còn gọi là [[rừng ngập mặn]].<ref name="Hogarth">Hogarth, Peter J. (1999). ''The Biology of Mangroves'' Oxford University Press, Oxford.</ref> Rừng ngập mặn thường phân bố ở vùng ven biển tích tụ các trầm tích hạt mịn và chúng có vai trò bảo vệ các vùng đất bởi tác động của sóng năng lượng cao. Có thể gặp chúng ở các [[cửa sông]] và dọc theo các bờ biển hở. Thực vật ngập mặn chiếm khoảng 3/4 bờ biển nhiệt đới.<ref name=NHMI/>
==Phân bố==
'''Trên thế giới''', trong số hơn [[250.000]] loài [[thực vật]] có mạch thì chỉ có khoảng [[110]] loài thực vật là đặc trưng cho thảm [[cây ngập mặn]], điều này cho rằng đây là một môi trường [[khắc nghiệt]] cho các loài thực vật.Thấy tại một khu vực ngập nước mặn, sẽ khó có thể thu thập được ba chục loài, và ở một số địa điểm, đặc biệt là địa điểm ven vùng cận nhiệt đới và các mảnh đất mới hình thành, có thể có chỉ có một hoặc hai loài. Tất cả các loài cây ngập mặn của thế giới là cây lâu năm, và không loài nào có thể phát triển hoặc là ở nơi có sự [[đóng băng]] hoặc nơi nhiệt độ nước lạnh theo mùa. Do đó, các yếu tố nhiệt độ đã hạn chế khả năng [[hướng cực]] của loại rừng này.
Rừng ngập mặn có thể được tìm thấy ở trong hơn [[118 quốc gia]] và vùng lãnh thổ trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới. Các tỷ lệ phần trăm về diện tích lớn nhất của rừng ngập mặn được tìm thấy giữa [[5°]] vĩ Bắc và [[5° ]] vĩ Nam. Khoảng[[75 %]] rừng ngập mặn trên thế giới được tìm thấy trong chỉ 15 quốc gia. [[Châu Á]] có số lượng rừng ngập mặn lớn nhất [[(42%)]] của thế giới, tiếp theo là [[châu Phi]] (21%), [[Bắc và Trung Mỹ]] (15%), [[Châu Đại Dương]] (12%) và [[Nam Mỹ]] (11%) .Theo tác giả Wahsh (1974) phân chia thảm cây ngập mặn thế giới thành 2 nhóm chính:
Khu vực '''Ấn độ - Thái Bình Dương''' gồm [[Nam Nhật Bản]], [[Philippines]], [[Đông Nam Á]], [[Ấn độ]], bờ biển [[Hồng Hải]], [[Đông Phi]], [[Australia]], [[New Zealand]], quần đảo phía Nam Thái Bình Dương tới tận đảo Xamoa.
Khu vực '''Tây Phi và châu Mỹ''' bao gồm bờ biển châu Phi phía Đại Tây Dương, đảo Galapagos và Châu Mỹ.
Dòng 14:
[[Ấn độ - Malaysia]] được xem là hai khu vực có nhiều loài cây ngập mặn phong phú và có chất lượng. Các cây gỗ quan trọng nhất là Mắm (hay Mấm), Đước, Vẹt, Bần, Dà (Ceriops). Mắm trắng (Mắm lưỡi đòng) (Avicemnia alba) và Bần trắng (Sorineratia alba) phát triển theo hướng biển, còn Mắm quăn (Avicennia lanata) và Mắm đen (Avicennia officinalis) hướng về phía đất liền. Rừng ngập mặn phong phú nhất ở [[Đông Nam Á]] là [[Malaysia]], [[Thái Lan]], [[Việt Nam]] vì nơi đây mưa lớn, nhiều phù sa, ít sóng gió.
Các loài cây ngập mặn đã tiến hóa từ những thực vật ở cạn khác nhau một cách biệt lập, cả ở những loài một lá mầm, hai lá mầm và dương xỉ. Trong số những loài cây ngập mặn, Đước đỏ, R. mangle, là loài phổ biến nhất, mọc ở dọc theo bờ biển [[Thái Bình Dương]] của châu Mỹ từ 28 độ vĩ Bắc ở [[Baja California]] và [[Sonora]] [[Tây bắc Nam Mỹ]] và quần đảo [[Galapagos]], ở phía đông của châu Mỹ từ cực nam [[Florida]] tới miền nam [[Brazil[[]], và đến vùng nhiệt đới [[Tây Phi]]. Ở Cựu thế giới (Old World-những châu lục cũ Âu-Á-Phi), Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) là loài đặc biệt phổ biến rộng rãi phân bố từ Đông Phi đến miền đông Úc, trong các lưu vực sông ở Thái Bình Dương, và quần đảo Ryukyu ở châu Á. Ngoài ra, Dà và Trang Kandelia candel , Mắm cũng là những loài rất phổ biến ở những khu vực này.
===Rừng ngập mặn ở Việt Nam===
Chỉ riêng ở '''Việt Nam''' đã có khoảng [[37]] loài cây ngập mặn khác nhau trong đó [[Đồng bằng sông Cửu Long]] có số lượng và chủng loại cây ngập mặn đa dạng nhất. Năm 2005, rừng ngập mặn ở Việt Nam che phủ một diện tích vào khoảng [[209.741 hecta]] , hầu hết ở Đồng bằng sông Cửu Long (tổng cộng 91.080 ha(5)).
 
==Đặc điểm đặc trưng==
Những điều kiện tự nhiên nơi cây rừng ngập mặn sinh sống như tại các khu [[lầy lội]] và có môi trường [[nước lợ]] được coi là đầy thử thách vì:
 
Mức ôxi trong đất bùn/lầy thường thấp;
 
Khu vực thường xuyên bị ngập;
 
Nước ngọt khan hiếm;
 
Độ mặn có thể rất cao: từ [[30.000]] tới [[40.000]] ppm (ppm = một phần triệu) đối với nước biển bình thường,và lên đến [[90.000]] ppm ở những khu vực mà muối bị cô đặc do hiện tượng bốc hơi của nước(4) - trong khi độ mặn của nước chúng ta uống hằng ngày thường vào khoảng 100 ppm.
 
Tuy nhiên, cây rừng ngập mặn đã đặc biệt phát triển những khả năng để cho phép chúng phát triển trong những điều kiện như vậy.
 
===Rễ===
Hệ thống [[rễ]] của cây ngập mặn giúp cây đứng vững trong môi trường đất bùn mềm bằng cách mọc hướng xuống từ thân cây và hay phát triển theo phương ngang dưới mặt đất.
 
Hoạt động [[hô hấp]] của cây rừng ngập mặn được thực hiện thông qua những [[lỗ thông khí]] (những khoảng mở nhỏ trên thân hoặc rễ). Một vài loài cây ngập mặn đã phát triển những hệ thống rễ [[chuyên dụng]] để đảm bảo các lỗ thông khí nằm phía trên mực [[nước thủy triều]] hay bùn (vốn gây thiếu ôxi).
 
Một vài loài cây ngập mặn phát triển rễ [[khí sinh]], còn gọi là rễ có những lỗ thông khí ngoi thẳng lên từ lớp đất bùn nước . Một vài rễ khí sinh trông giống như [[ống thở]] của thợ lặn và thường vươn lên khỏi mặt nước hoặc bùn khoảng [[30 cm]] ( nhứ rễ của cây [[Mắm]]) . Những rễ khí sinh khác, khi đã vươn cao khỏi mặt nước hoặc bùn, có thể gập lại và quay ngược trở lại lòng đất còn gọi là rễ chân [[Nôm]] (như rễ của cây [[Đước]], cây Dà) .
Một số loài cây ngập mặn phát triển hệ thống rễ giúp trụ đỡ cho thân cây, nơi có các lỗ thông khí nằm trên mặt nước hoặc bùn.
===Khả năng chịu mặn===
Cây rừng ngập mặn có thể thích nghi cao để phát triển trong những môi trường [[nhiễm mặn]]. Những loài cây ngập mặn khác nhau sử dụng một hoặc kết hợp những quá trình sau để thích nghi với những điều kiện nhiễm mặn:
 
[[Ngăn chặn]] - một số loài cây ngập mặn có hệ thống rễ với đặc tính [[không thấm]] cao, đóng vai trò như những [[bộ lọc]] chỉ cho phép [[nước]] ngấm qua và [[muối]] bị giữ lại bên ngoài;
 
[[Loại trừ]] - một số loài cây ngập mặn có thể [[loại thải muối]] từ thân chính thông qua những tuyến muối trên [[lá]] do vậy lá của những loài này thường có vị mặn;
 
[[Tích lũy]] - một số loài cây ngập mặn tích lũy những lượng [[muối dư thừa]] vào [[vỏ]] cây hoặc [[lá]] cây của chúng.
 
===Nước ngọt bị giới hạn===
Vì nước ngọt có thể [[khan hiếm]] ở những khu vực cây rừng ngập mặn sinh sống, chúng đã phát triển những cách thức nhằm [[hạn chế]] lượng nước [[bốc hơi]] qua lá cây. Một số loại cây ngập mặn có thể hạn chế việc [[mở]] những [[lỗ thở]] (các lỗ nhỏ trên lá cho việc trao đổi không khí), trong khi những loài khác có thể thay đổi hướng nghiêng của lá để tránh [[ánh nắng]] gay gắt giữa trưa.
 
===Hạt giống===
Dòng 59:
 
==Thông tin thêm==
Khi '''trồng rừng ngập mặn''', điều quan trọng là phải nhìn vào [[điều kiện tự nhiên]] của khu vực, vì một số loài cây ngập mặn có thể không sống được do những điều kiện tự nhiên tại khu vực đó không phù hợp - vì thế việc trồng những loài này sẽ không có kết quả.
 
Ví dụ: một số loài cây ngập mặn thích nước nông, một số khác thích nước sâu hơn. Một vài loài cây ngập mặn thích điều kiện dòng chảy êm dịu, trong khi một số khác có thể chịu được những điều kiện [[khắc nghiệt]] hơn. Một vài loài thích [[bùn mềm]], trong khi một số lại ưa [[bùn chặt cứng]]. Một số loài lại ưa [[nước ngọt]], trong khi những loài khác có thể chịu được nước [[rất mặn]].
 
Chính vì vậy khi chúng ta trồng rừng ngập mặn, điều quan trọng là hiểu được điều kiện của khu vực và trồng loại cây thích hợp cho khu vực đó.
 
==Vai trò rừng ngập mặn==
Rừng ngập mặn quan trọng là vì chúng cung cấp rất nhiều lợi ích cho con người, động vật và những hệ sinh thái xung quanh.
 
===Cung cấp sinh kế cho con người===
Rừng ngập mặn cung cấp nhiều loại [[nguyên vật liệu]] mà con người cần. Con người ăn, đánh bắt và bán nhiều loài cá và động vật có vỏ sống trong rừng ngập mặn.
 
Rừng ngập mặn còn [[cung cấp]] nhiều nguyên liệu mà con người thường xuyên sử dụng như [[củi và than]] (từ những cành cây chết), [[dược liệu]], [[sợi]], [[thuốc nhuộm]], [[mật ong]] và [[lá dừa để lợp mái]]. Rừng ngập mặn có giá trị về [[văn hóa]] đối với rất nhiều người và còn thích hợp cho du lịch. Rừng ngập mặn đang là nơi cung cấp sinh kế cho nhiều người trên toàn thế giới,họ sống dựa vào việc khai khác các giá trị từ những cánh rừng ngập mặn.
Dòng 83:
Hệ thống lớn các thân, cành và rễ còn giúp cho quá trình [[lấn biển]] giúp tăng diện tích đất bằng cách [[giữ lại]] và [[kết dính]] những [[vật liệu phù sa]] từ sông mang ra. Cũng bằng cách này mà cây rừng ngập mặn tự xây dựng cho mình môi trường sống thích hợp. Loài [[Mắm]] là cây [[tiên phong]] trong việc phát triển rừng ngập mặn, chúng giúp [[cốt kết]] đất bùn loãng và giữ phù sa ở lại, sau đó là các loài khác phát triển theo như Đước , Bần, ô rô,...quá trình xảy ra liên tục, rừng ngập mặn ngày càng phát triển hướng ra biển và các bãi bồi ven biển.
===Giảm ô nhiễm===
Rừng ngập mặn giúp [[lọc bỏ]] các chất [[phú dưỡng]], [[trầm tích]] và chất [[ô nhiễm]] ra khỏi đại dương và sông ngòi. Vì thế, chúng giúp lọc sạch nước cho những hệ thống sinh thái xung quanh (như hệ sinh thái [[san hô]], [[cỏ biển]]). Rừng ngập mặn được ví như là quả Thân của môi trường. Bằng các quá trình sinh hóa phức tạp, rừng ngập mặn [[phân giải]], [[chuyển hóa]], [[hấp thụ]] các chất độc hại.
 
===Giảm tác động của biến đổi khí hậu===
Với việc [[biến đổi khí hậu]] được dự đoán là sẽ làm tăng mức độ xảy ra của những hiện tượng [[thời tiết cực đoan]] như bão và lũ lụt, rừng ngập mặn sẽ trở nên đặc biệt [[quan trọng]] để bảo vệ con người, nhà cửa và ruộng đồng khỏi những thiên tai này.
 
Rừng ngập mặn còn có tác dụng rất tốt trong việc loại thải [[khí nhà kính]] (vốn là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu) ra khỏi bầu khí quyển.
Dòng 93:
Rừng ngập mặn cung cấp chỗ [[cư ngụ]] và nguồn [[thức ăn]] cho rất nhiều loại [[cá]], [[động vật có vỏ]] ( như nghêu, sò ,cua,ốc..), [[chim]] và [[động vật có vú]]. Một vài động vật có thể được tìm thấy trong rừng ngập mặn bao gồm: nhiều loại cá, chim, cua, sò huyết, nghêu, hàu, tôm, ốc, chuột, dơi và khỉ.
 
Rừng ngập mặn còn là khu vực [[kiếm ăn]], nơi [[sinh sản]] và [[nuôi dưỡng]] quan trọng của nhiều loài cá, động vật có vỏ và tôm. [[Lá]] và [[thân cây]] ngập mặn, khi bị phân hủy sẽ cung cấp những vụn chất [[hữu cơ]] vốn là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài thủy sinh. Tương tự như vậy, các loài [[sinh vật phù du]] sống dưới rễ của các cây ngập mặn là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài cá.
 
Rừng ngập mặn đặc biệt quan trọng đối với các loài cá đánh bắt [[thương mại]], vốn có rất nhiều loài đã [[đẻ trứng]] trong rễ cây rừng ngập mặn nhằm mục đích bảo vệ con của chúng. Quan trọng hơn, [[75% ]] các loài cá đánh bắt thương mại ở vùng nhiệt đới trải qua một khoảng thời gian nào đó trong vòng đời của mình tại các khu rừng ngập mặn.
 
Rừng ngập mặn đóng một vai trò đặc biệt trong các hệ thống [[lưới thức ăn]] phức tạp. Điều này có nghĩa là [[sự phá hủy]] rừng ngập mặn có thể có tác động rất [[xấu]] và [[rộng]] đến đời sống thủy sinh và đại dương. Sự suy kiệt của rừng ngập mặn là một nguyên nhân chính dẫn đến suy kiệt đời sống thủy sinh vì rừng ngập mặn không còn để đóng vai trò như [[vườn ươm]] hay [[chỗ kiếm ăn]] cho những sinh vật thủy sinh nhỏ. Kết quả là, trữ lượng thủy sản không thể được tái tạo. Sản lượng cá, tôm, động vật có vỏ và cua sẽ giảm khi diện tích rừng giảm. Không có các sinh vật thủy sinh nhỏ vào thời điểm này nghĩa là không có nguồn cá để đánh bắt trong tương lai.
Dòng 101:
==Những mối nguy hại cho rừng ngập mặn==
[[Trong quá khứ]], tầm quan trọng của rừng ngập mặn cho [[môi trường]] và [[bảo vệ con người]] không được biết đến rõ ràng và kết quả là nhiều khu rừng ngập mặn trên khắp thế giới bị tàn phá. Khoảng [[phân nửa]] diện tích rừng ngập mặn của thế giới đã bị [[phá hủy]] trong suốt [[50]] năm qua.
Ở [[Việt Nam]], trong suốt giai đoạn từ năm [[1969 đến 1990]], khoảng [[33%]] diện tích rừng ngập mặn của nước ta đã bị phá hủy, khiến cho diện tích che phủ rừng giảm từ [[425.000]] ha còn [[286.400]] ha. Vào năm 2002 diện tích rừng ngập mặn chỉ còn [[155.290]] ha. Tiếc thay, rừng ngập mặn vẫn đang bị tàn phá thông qua một số các hoạt động của cả con người và các quá trình tự nhiên.
 
===Sự phá hủy bởi con người===
Dòng 108:
 
===Các hóa chất và chất ô nhiễm===
Rừng ngập mặn cũng có thể bị [[tổn thương]] hoặc phá hủy bởi những [[hóa chất]] và [[chất ô nhiễm]] như thuốc [[trừ sâu]] và [[phân bón]]. Những chất này đi theo nước [[chảy tràn]] từ [[đồng ruộng]], hay [[nước thải]] từ các khu [[nuôi trồng]] thủy sản và các thành phố, theo các con sông và kênh rạch để tập trung ở rừng ngập mặn. Những mối đe dọa tự nhiên rừng ngập mặn còn có thể bị đe dọa bởi những cơn sóng lớn hay thảm họa tự nhiên như các cơn bão. [[Sâu và bệnh]] cũng gây ảnh hưởng xấu đến cây rừng ngập mặn. [[Con hàu]] gây tổn hại cho các cây con bằng cách bám mình vào thân và rễ cây.
 
 
===Biến đổi khí hậu===
Trong '''tương lai''' khi mực [[nước biển dâng]] do ảnh hưởng của [[biến đổi khí hậu]] sẽ đe dọa đến rừng ngập mặn trên khắp thế giới. Khi nước biển dâng, một số khu vực sinh sống của một số cây rừng ngập mặn sẽ bị [[ngập]] nhiều hơn (hay bị [[quá mặn]]) cho loài cây rừng đó sinh sống. Nếu cây ngập mặn không thể di chuyển lên vùng [[đất cao]] hơn, do bị [[cản]] bởi đê hay các vật cản khác, cây sẽ không có chỗ nào để sống và bị chết ngập.
 
[[Biến đổi khí hậu]] cũng được dự đoán là sẽ tăng cường độ những sự kiện thời tiết cực đoan như [[bão]] tố và [[lũ lụt]]. Càng nhiều lần xuất hiện những sự kiện như vậy thì rừng càng bị tổn thương (do không kịp phục hồi).
 
==Các hoạt động đang được thực hiện để bảo vệ rừng ngập mặn==
Rất nhiều chính phủ trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam đã đặt ra những [[luật]] để bảo vệ rừng ngập mặn, và đã bắt đầu thực hiện những chương trình [[trồng]] lại rừng để tăng diện tích bao phủ bởi rừng ngập mặn. So với mức độ bao phủ rừng vào khoảng [[155.290]] ha của năm 1990, năm 2005 Việt Nam đã trồng và đạt được diện tích rừng ngập mặn là [[209.741]] ha .
 
Chúng ta có thể làm gì để giúp bảo vệ rừng ngập mặn?
 
Mỗi cá nhân có thể làm gì để bảo vệ rừng ngập mặn? Việc làm quan trọng nhất đối với chúng ta để bảo vệ rừng ngập mặn là không [[chặt]] hay [[đốn]] hạ cây rừng!
 
Những điều khác mà chúng ta có thể làm để bảo vệ rừng ngập mặn bao gồm: [[Cẩn thận]] khi bạn đi trong rừng ngập mặn - đảm bảo rằng bạn
không vô tình làm [[gãy]] cây rừng hay [[giẫm đạp]] lên cây con khi đi vào trong rừng, hay lúc đi [[đánh bắt]] tài nguyên như cua, tôm và cá.
 
Giữ sạch môi trường nước! - Đừng [[vứt rác]] thải vào [[sông]], [[rạch]] hay [[biển]], bởi vì nó sẽ trôi theo dòng nước để đến rừng ngập mặn. Các [[hóa chất]] và [[thuốc trừ sâu]] đặc biệt nguy hiểm cho các khu rừng ngập mặn.
 
[[Tham gia]] vào các sự kiện [[trồng]] rừng ngập mặn - càng nhiều rừng ngập mặn được trồng, chúng ta càng có nhiều [[thủy sản]] trong tương lai và con người nhận được nhiều sự [[bảo vệ]] hơn từ rừng ngập mặn.
 
Nói với mọi người - hãy nói về những lợi ích mà rừng ngập mặn đem lại và những cách mà con người có thể bảo vệ rừng - càng nhiều người biết và hiểu, chúng ta sẽ càng bảo vệ được tốt những khu rừng ngập mặn.
Hàng 136 ⟶ 135:
* Claudia Kuenzer, Andrea Bluemel, Steffen Gebhardt, Quoc Tuan Vo, Stefan Dech: ''Remote Sensing of Mangrove Ecosystems: A Review.'' In: ''Remote Sensing.'' 3(5), 2011, {{ISSN|2072-4292}}, 878–928, {{doi|10.3390/rs3050878}}.
* Tuan Vo Quoc, Claudia Kuenzer, Quang Minh Vo, Florian Moder, Natascha Oppelt: ''Review of Valuation Methods for Mangrove Ecosystem Services.'' In: ''Ecological Indicators.'' 23, 2012, {{ISSN|1470-160X}}, 431–446, {{doi|10.1016/j.ecolind.2012.04.022}}.
*Pham Trong Thinh 2011: Management of Natural Resources in the Coastal Zone of Soc Trang Province - Mangroves of Soc Trang 1965 - 2007. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH project Management of Natural Resources in the Coastal Zone of Soc Trang Province.
 
== Liên kết ngoài ==