Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Hòa Bình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 25:
Sau thất bại ở [[chiến dịch Biên giới]] thu - đông năm 1950, tiếp đó lại bị đánh mạnh ở đường 18, Hà Nam Ninh, quân Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động. Chi phí cho [[chiến tranh Đông Dương]] càng ngày càng nặng và càng đào sâu túi tiền của dân Pháp, hơn nữa, những chi phí đó còn vượt qua những chi phí kiến thiết mà nước Pháp đang cần. Tới năm 1951, chi phí cho chiến tranh Đông Dương đã lên tới 308 tỷ [[Franc]], gấp 2,5 lần chi phí cho tái thiết đất nước sau [[chiến tranh thế giới thứ hai|thế chiến thứ hai]] của Pháp. Do đó, tướng Pháp [[Jean de Lattre de Tassigny]] phải cần một hành động hiệu quả và một thắng lợi để có tiếng vang gây thiện cảm ở quốc hội Pháp.
 
Để giành lại quyền chủ động, mùa đông năm 1951, Pháp mở cuộc tiến công ra [[Hòa Bình]], lập phòng tuyến [[sông Đà]] nối liền với tuyến phòng thủ trung tâm nhằm nối lại “Hành"Hành lang Đông - Tây”Tây", thực hiện tăng cường khả năng phòng thủ đồng bằng Bắc Bộ, cắt đứt đường liên lạc giữa [[việt Bắc|chiến khu Việt Bắc]] với các liên khu 3 và 4. Ở Hoà Bình, Pháp cho thành lập các ''"Xứ M­ường tự trị"'' để thực hiện "[[Da vàng hóa chiến tranh]]", nhằm dùng các lợi ích về kinh tế-chính trị để thuyết phục người dân tộc thiểu số đi lính cho Pháp.
 
Cuối tháng 10 – 1951 vừa trở lại Hà Nội, Đờ Lát tuyên bố: ''“Đã"Đã tới lúc giành lại thế chủ động trên chiến trường, buộc Việt Minh phải tiếp nhận chiến đấu trên một địa điểm do Pháp lựa chọn."''<ref>Vũ Dương Ninh; Chiến cuộc Điện Biên Phủ trong bối cảnh quốc tế những năm 1950, Tạp chí nghiên cứu Lịch Sử số 3/ 2004.</ref> Đờ Lát đã thống nhất với [[Raoul Salan]] về đề xuất đánh chiếm Hoà Bình. Từ Hoà Bình để mở đường đánh chiếm vùng tự do Liên khu 4 với các cuộc hành binh:
 
* Cuộc hành binh '''“Hoa"Hoa Tuylíp”Tuylíp"''' ngày 10/11/1951, với 12 [[tiểu đoàn]] bộ binh và 5 cụm [[pháo binh]] của Pháp bất thần chiếm [[Chợ Bến]] để cắt đường di chuyển của QĐNDVN từ Việt Bắc xuống đồng bằng. Dưới quyền chỉ huy của De Linarès, đoàn quân thiết giáp của đại tá [[Christian de Castries]], toán quân biệt kích của đại tá Dodelier cùng với đoàn quân lưu động Mường của đại tá Vanuxem và một tiểu đoàn dù nhảy thẳng xuống trận địa, ba mặt cùng tiến vào Chợ Bến. Đến 5 giờ chiều cùng ngày 9-11 thì Pháp kiểm soát được khắp vùng Chợ Bến, khoảng 100 cây số vuông, QĐNDVN hầu như không kháng cự mà âm thầm rút lui.
* Cuộc hành binh '''“Hoa"Hoa Sen”Sen"''' ngày 14/11/1953 do [[Raoul Salan]] chỉ huy, lực lượng gồm 16 tiểu đoàn, 8 cụm pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội [[xe tăng]] cùng với [[không quân]]. Buổi chiều 3 tiểu đoàn dù nhảy xuống [[Hòa Bình|Hoà Bình]], đến nửa đêm 2 binh đoàn cơ động chia làm hai hướng, một theo đường số 6 đến thị xã Hoà Bình, theo sông Đà và sông Hồng tiến chiếm [[Tu Vũ]]. Cũng nhảy như hôm tấn công vào Chợ Bến, Hoà Bình bị chiếm dễ dàng, không có sự kháng cự của QĐNDVN.
 
Đoàn xe thiết giáp và xe ủi đất do hai tiểu đoàn [[công binh]] điều khiển tiến theo đường số 6 từ [[Hà Đông]] qua [[Xuân Mai]] tới [[Hòa Bình|Hoà Bình]], dài khoảng 60&nbsp;km, mở đường cho bộ binh. Ngày 15-11-1951, Salan tuyên bố Pháp kiểm soát được Hoà Bình, khoá cửa ngõ tiếp tế và giao thông của Việt minh giữa đồng bằng và [[Việt Bắc]]. Chiều ngày 15/11, Đờ Lát đích thân chủ trì cuộc họp báo tại Hà Nội loan tin chiến thắng Hoà Bình và tuyên bố: ''“Tiến"Tiến công Hoà Bình đã gây khó khăn lớn cho đối phương. Tiến công Hoà Bình có ý nghĩa chiến lược là chúng ta đã buộc đối phương phải xuất trận. Trận Hoà Bình có ảnh hưởng quốc tế lớn”lớn"''.<ref>Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi kí; NXB: Quân đội nhân dân 2006 (Hữu Mai thể hiện)</ref>
 
===Kế hoạch của Việt Minh===
Trước kế hoạch của Pháp, [[Bộ Chính trị (định hướng)|Bộ Chính trị]] đã quyết định mở chiến dịch tấn công quân Pháp ở Hòa Bình nhằm mục đích tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng thị xã Hòa Bình, đập tan phòng tuyến sông Đà và tạo điều kiện phát triển chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ.
 
Ngày 15/11/1951 Tổng quân uỷ họp sau khi thảo luận Hội nghị đã quyết định: đề nghị Trung ương và chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] ''“cho"cho mở chiến dịch tại Hoà Bình, chuyển hướng hoạt động thụ động sang tiến công địch mới chiếm đóng. Hoà Bình là hướng chính, các nơi khác là hướng phối hợp. Mục đích của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch. Đẩy mạnh chiến tranh du kích”kích"''
 
Trong cuộc họp, Bộ tư lệnh có mời Mai Gia Sinh, cố vấn Trung Quốc tham gia. Mai Gia Sinh nói với [[Hoàng Văn Thái]]: ''"Tôi nghĩ sau mấy chiến dịch gặp khó khăn, mùa đông này ta lên đánh nhỏ như kế hoạch trước đây, nhằm phát động chiến tranh du kích"''. Ý kiến của cố vấn Trung Quốc đều tỏ ý lo ngại, chưa muốn đánh lớn sau mấy chiến dịch liên tiếp không thắng lợi như mong muốn. Cố vấn Trung Quốc khuyên nên hoạt động nhỏ và phân tán để hạn chế sức mạnh của máy bay và pháo địch, họ lo ngại phải chịu trách nhiệm nếu tiếp tục lao vào những trận đánh lớn mà thất bại. Tuy nhiên, Đại tướng [[Võ Nguyên Giáp]] vẫn quyết tâm tiến hành chiến dịch, các cố vấn Trung Quốc sợ trách nhiệm thì không cần phải tham gia.<ref name=vng>Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tập Hồi kí; NXB Quân đội nhân dân, 2006 (Hữu Mai thể hiện).</ref>
 
Ngày 18 tháng 11 năm 1951, Trung ương Đảng và Tổng Quân uỷ nhận định: ''“Đó"Đó là một cơ hội hiếm có cho ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Đánh ra Hoà Bình địch phải phân tán lực lượng cơ động, lực lượng tinh nhuệ trên một mặt trận rộng lớn, núi rừng hiểm trở, địa hình đột xuất, công sự chưa vững chắc. Mặt khác vì phải tập trung phần lớn quân cơ động ra Hoà Bình nên lực lượng địch ở đồng bằng bị dàn mỏng, các vùng từ hữu ngạn, tả ngạn Liên khu 3 đến Trung Du đều tương đối sơ hở hơn trước”trước"''<ref>Hồ sơ 514, Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng.</ref>
 
Căn cứ vào nhận định trên, Trung ương chủ trương mở một cuộc tiến công lớn trên cả hai mặt trận: tập trung chủ lực ở hướng chính là [[Hòa Bình|Hoà Bình]] và mạnh bạo đưa một bộ phận chủ lực vào hoạt động trong vùng địch hậu ở [[đồng bằng sông Hồng|đồng bằng Bắc Bộ]] nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực, tiến tới phá tan kế hoạch chiếm đóng Hoà Bình của Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích trọng tâm là đồng bằng Bắc Bộ.
Dòng 89:
Tiêu biểu cho các trận phục kích là các trận đánh ở dốc Giang Mỗ cạnh đ­ường 6A (cũ) thuộc địa phận xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh [[Hòa Bình|Hoà Bình]]. Ngày 12, [[trung đoàn 66]] của [[sư đoàn 304, Quân đội Nhân dân Việt Nam|đại đoàn 304]] phục kích trên quãng đường từ Cầu Dụ đến Hang Đá, cách Hoà Bình 15&nbsp;km về phía đông bắc. 11 giờ 45 phút, 30 xe tải phủ bạt kín từ [[Xuân Mai]] lên, cùng lúc 4 xe chở đầy lính từ Hoà Bình xuống đón. Chờ cho đoàn xe lọt vào trận địa, bộ đội nổ súng tiêu diệt xe đi đầu và cuối đoàn xe. Toàn bộ đoàn xe bị chặn lại ở khu vực Cầu Dụ. Dưới sự chi viện của hỏa lực, bộ đội vận động đánh thẳng vào đoàn xe. Sau 20 phút chiến đấu, 34 chiếc xe và toàn bộ quân Pháp trên xe bị tiêu diệt.
 
Ngày 13/12/1951, tiểu đoàn 352 trung đoàn 9 được một trung đội địa phương Hoà Bình phối hợp chiến đấu thực hiện trận phục kích ở làng [[Giang Mỗ]], đoạn từ Hoà Bình đi Chợ Bờ, cách thị xã Hoà Bình khoảng 10&nbsp;km. Quân Pháp lọt vào trận địa, tiểu đoàn 352 nổ súng quyết liệt. Sau 30 phút chiến đấu, năm xe GMC và [[xe tăng]] bị phá huỷ, hơn một đại đội Âu-Phi bị diệt và bị bắt. Lúc chuẩn bị rút thì [[xe tăng]] Pháp tiếp viện tới bắn dữ dội vào đội hình, chặn đ­ường rút và làm nhiều người thương vong. Chiến sĩ [[Cù Chính Lan]] hô anh em tập trung l­ưu đạn cho mình rồi tìm cách tiếp cận nhảy lên xe, giật nắp quăng lựu đạn vào trong xe, lính tăng Pháp nhặt l­ựu đạn ném ra và lái xe tăng chuyển hướng. Cù Chính Lan táo bạo mở chốt [[lựu đạn]], chờ cho khói thuốc xì ra được một vài giây rồi mới ném vào buồng lái. Lựu đạn nổ diệt hết lính tăng trong xe, chiếc xe dừng lại tại chỗ, trận đánh kết thúc thắng lợi. Xác chiếc xe tăng hiện vật hiện vẫn nằm ở giữa khu đất có kè đá xung quanh, chiếc xe tăng mang nhãn hiệu Mỹ: '''“B2885498USA”"B2885498USA"'''.
 
Trong lúc tình hình chiến sự căng thẳng thì quân Pháp lại nhận tin xấu: bệnh tình của tướng De Lattre đã vô vọng cứu chữa. Từ nhiều tháng qua, De Lattre bị [[ung thư]] chân. Công việc điều khiển Đông Dương, những hành trình qua Pháp và qua Mỹ để xin viện trợ, sự đau buồn vì con chết trận đã làm De Lattre kiệt sức dần, bệnh tình càng ngày càng trầm trọng, đến ngày 19-11-1951, De Lattre về Pháp để vào bệnh viện giải phẫu. Ngày 7-12-1951 De Lattre bất tỉnh, đến ngày 12-12-1951 thì từ trần. Chính phủ Pháp truy tặng chức [[Nguyên soái|Thống chế]] và làm lễ quốc táng. Ngày 8-1-1952, [[Raoul Salan]] được chính thức cử giữ chức quyền Chỉ huy tối cao quân đội viễn chinh thay De Lattre, tổng trưởng Letourneau được cử giữ chức vụ Cao uỷ, có cựu thống sứ Gautier phụ tá
Dòng 112:
Mặc dầu thất bại trong trận tấn công Xóm Pheo, QĐNDVN cũng không rời bỏ khu vực thị xã Hoà Bình. Một mặt, QĐNDVN dùng chiến thuật ''"công đồn đả viện"'' và thường xuyên uy hiếp các đường tiếp tế thuỷ, bộ để cầm chân số lớn lính Pháp (riêng tại đường số 6, Pháp phải dùng tới 16 [[tiểu đoàn]] để bảo vệ), một mặt Việt minh mở một mặt trận khác về phía Phát Diệm, với các [[sư đoàn 316, Quân đội Nhân dân Việt Nam|đại đoàn 316]], 320, làm Pháp phải chia quân ra nhiều nơi, cạn hết quân dự trữ. Bộ chỉ huy Pháp lúng túng lo ngại.
 
Ngày 27 tháng 1, Tổng Quân uỷ họp, nhận định: ''“Theo"Theo thế chung thì muốn hay không muốn, địch cũng phải rút khỏi Hoà Bình”Bình"''. Căn cứ vào ý định của Tổng Quân uỷ, Bộ Tổng Tham mưu xây dựng kế hoạch đánh quân Pháp rút chạy.
 
Bị bao vây, cô lập ở Hoà Bình, lại bị đánh mạnh ở trung du, đồng bằng, sáng 23-2 quân Pháp buộc phải rút khỏi Hoà Bình theo cách cuốn chiếu. 17 giờ ngày 22/2/1952, 5 tiểu đoàn Pháp ở thị xã lặng lẽ vượt sông Đà. Trung tá Ducourneau và đại tá Gilles chỉ huy cuộc triệt thoái. Hơn 1.000 dân Mường, 20.000 binh sĩ cùng các chiến cụ, đạn dược khí giới vượt qua sông, tiến về Hà Nội bằng đường số 6.
Dòng 128:
* Về trang bị: Tổng cộng bắn rơi 13 máy bay, bắn chìm 17 tàu, xuồng, phá huỷ 20 khẩu pháo, 9 đầu xe lửa, 20 toa xe, 291 xe cơ giới các loại, thu 24 khẩu pháo
 
Về đất đai, đã giải phóng 5.000 km2 khu vực Hoà Bình-Sông Đà với gần 2 triệu dân, giữ vững đường giao thông liên lạc giữa Việt Bắc với các liên khu 3 và 4, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng [[quân đội Pháp]], làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của [[Pháp]]. Theo [[Bernard Fall]] nhận xét: ''"Chiến dịch Hoà Bình đối với người Pháp cũng tổn thất về sinh mạng và trang bị không kém gì chiến dịch Biên Giới và chiến dịch Điện Biên Phủ sau này”này"''<ref name=vng />
 
Tại hướng đồng bằng (hướng phối hợp), bộ đội Việt Nam tiến hành cuộc [[chiến tranh nhân dân]] rộng lớn, loại khỏi vòng chiến đấu trên 10 nghìn quân, bức hàng và bức rút khoảng 1 nghìn đồn bốt, tháp canh, giải phóng trên 2 triệu dân. Sự phối hợp tác chiến giữa bộ đội chủ lực trên hướng chủ yếu với lực lượng vũ trang trên hướng phối hợp, làm phong phú thêm kinh nghiệm của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Bộ chỉ huy nhận xét: ''“Thắng"Thắng lợi to lớn của ta ở mặt sau lưng địch làm thay đổi tình thế đồng bằng Bắc Bộ, đã có ý nghĩa quyết định thắng lợi của toàn bộ Chiến dịch Hoà Bình”Bình"''<ref>Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, H, 1974, t.1, tr.459.</ref>
 
Ngày 25 tháng 2 năm 1952, Chủ tịch [[Hồ Chí Minh]] gửi thư khen ngợi Bộ chỉ huy chiến dịch và các chiến sĩ mặt trận Hoà Bình, dân công phục vụ và đồng bào địa phương: ''“So"So với những thắng lợi trước, thắng lợi lần này là khá to. Thắng lợi lần này đã đánh dấu một bước tiến bộ mới của bộ đội ta, và đã làm cho địch phải thất bại nhục nhã trong âm mưu củng cố phòng ngự chuyển lên tiến công, nhưng bộ đội phải luôn luôn cố gắng thi đua giết giặc lập công và ra sức học tập chỉnh huấn, đồng bào phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất hơn nữa để tranh lấy thắng lợi to hơn nữa”nữa"''<ref>Hồ Chí Minh, biên niên tiểu sử, t.5, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1995, tr.186.</ref>
 
Với thất bại ở chiến dịch Hoà Bình, tướng [[Henri Navarre]] viết rằng: ''“Chúng"Chúng ta đã bị thiệt hại nặng nề về chiến lược, không thu được một kết quả quyết định nào. Chiến dịch Hoà Bình đã giam chân các binh đoàn chủ lực cơ động tinh nhuệ của ta ở xa đồng bằng trong một thời gian dài. Do đó đã tạo thế lợi cho đối phương đưa các binh đoàn chủ lực lọt vào đồng bằng hoạt động. Đối phương đã giành được thắng lợi quan trọng”trọng"''<ref>Hồi ký của Na-va: “Đông"Đông Dương hấp hối”hối".</ref>
 
Sau cuộc rút lui khỏi Hoà Bình, Pháp mở nhiều cuộc hành quân trong vùng đồng bằng để càn quét. Chương trình của Salan và Letourneau là quét sạch quân du kích trong khu tam giác đồng bằng, xúc tiến việc tổ chức [[quân đội Quốc gia Việt Nam]] với sự viện trợ của Mỹ, thành lập đoàn Quân thứ lưu động (GAMO) để phối hợp với quân đội tổ chức an ninh xã hội các vùng đã được càn quét, rồi trao cho thủ hiến [[Nguyễn Văn Tâm (Thủ tướng)|Nguyễn Văn Tâm]] tổ chức hành chính.