Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Bắc Phi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Saruman (thảo luận | đóng góp)
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 29:
'''Mặt trận Bắc Phi''' hay '''chiến trường Bắc Phi''' là một trong những [[mặt trận]] chính của [[chiến tranh thế giới thứ hai]], diễn ra tại vùng [[sa mạc Bắc Phi]] từ ngày [[10 tháng 6]] [[1940]] đến ngày [[13 tháng 5]] [[1943]] giữa phe [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] và phe [[Phe Trục|Trục phát xít]]. Các quốc gia tham chiến chủ yếu ở phe Đồng Minh là [[Anh]], [[Hoa Kỳ|Mỹ]], lực lượng Pháp tự do còn ở phe Trục là [[Đức Quốc Xã|Đức Quốc xã]], [[Ý]] và [[chính phủ Vichy]] Pháp.
 
Các chiến dịch và trận đánh lớn tiêu biểu tại mặt trận Bắc Phi có thể kể đến như cuộc [[Hành quân Bó Đuốc]], [[trận El Alamein thứ hai|trận El Alamein lần thứ hai]] và [[chiến dịch Tunisia]]. Mặt trận này cũng làm nên tên tuổi của [[nguyên soái|thống chế]] [[người Đức]], [[Erwin Rommel]], người có biệt danh “Cáo"Cáo sa mạc”mạc" cùng [[Quân đoàn châu Phi của Đức|Quân đoàn Phi Châu]] của ông cũng như tướng [[Anh]] [[Bernard Montgomery|Bernard Law Montgomery]] nhờ chiến thắng quân Đức tại [[El Alamein]]. Thắng lợi của quân Đồng minh ở mặt trận này giúp họ đổ bộ dễ dàng vào [[sicilia|đảo Sicilia]] của [[Ý]] vào [[tháng bảy|tháng 7]] [[1943]] và loại nước này ra khỏi vòng chiến sau đó đồng thời giảm bớt áp lực cho [[Liên Xô]] tại [[chiến tranh Xô-Đức|mặt trận Xô-Đức]].
 
== Nguyên nhân và sự bùng nổ của mặt trận Bắc Phi ==
Dòng 41:
Ngày [[4 tháng 8]] [[1940]], [[quân đội Ý]] xuất phát từ [[Eritrea]] và [[Ethiopia]] tấn công [[Somalia]], [[thuộc địa]] của [[Anh]] ở vùng [[Đông Phi]]. Đến ngày [[17 tháng 8]], quân Ý đã chiếm được hoàn toàn Somalia. Tuy nhiên tại [[Bắc Phi]], diễn biến lại không dễ dàng như vậy cho người Ý. Ngày [[13 tháng 9]] 1940, quân Ý ở Bắc Phi do [[Rodolfo Graziani]] chỉ huy với 200 000 quân gồm 6 [[sư đoàn]] [[bộ binh]], 8 [[tiểu đoàn]] [[xe tăng]] từ [[Libya]] vượt qua biên giới tấn công [[Ai Cập]]. Quân Anh chỉ có 36 000 người nhưng quân Ý mất 1 thời gian chỉ tiến được vài trăm [[kilômét|km]].
 
Cuối năm 1940, quân Anh lập kế hoạch cho 1 cuộc phản công mang tên “kế"kế hoạch Compass”Compass". Ngày [[9 tháng 12]], cuộc phản công của người Anh bắt đầu. Kết quả là 4 [[sư đoàn]] chủ lực của Ý bị tiêu diệt và 38 000 người bị bắt làm [[tù binh]]. Còn về phía Anh là 133 người chết trận, 387 người bị thương đồng thời còn thu được 400 khẩu [[pháo]] và 50 xe tăng của người Ý. Ngày [[22 tháng 1]] 1941, quân Ý tại [[Tobruk]] thuộc [[Libya]] cũng đầu hàng. Đầu [[tháng hai|tháng 2]], quân Anh đã tiến sát [[Agheila El]] của Libya thuộc Ý. [[Mùa hạ|Mùa hè]] 1941, toàn bộ thuộc địa của Ý ở Đông Phi cũng mất, bao gồm luôn Ethiopia, nơi mà Ý chiếm được trước khi [[chiến tranh thế giới thứ hai|thế chiến thứ hai]] bùng nổ.
 
=== Sự cứu viện của Đức ===
Dòng 49:
Ngày [[16 tháng 2]] [[1941]], quân đội của Rommel đã tiến tới [[Tripoli]] của [[Libya]]. Lợi dụng lúc quân Anh chưa phòng bị và [[sư đoàn]] 7 [[thiết giáp]] của [[Anh]] được điều đi [[Ai Cập]], ngày [[31 tháng 3]], Rommel chỉ huy sư đoàn 4 của liên quân Đức-Ý phát động cuộc tấn công vào [[Al Uqaylah]]. Ngay sau đó, ông xuống lệnh tấn công [[Banghazi]], nơi quân Anh đang cố thủ. Ngày [[8 tháng 4]], quân của Rommel tiếp tục chiếm được [[Darnah]] và vào ngày [[10 tháng 4]] thì bao vây [[Tobruk]]. Đến ngày [[15 tháng 4]] thì [[Umn Sa’ad]] ở phía tây biên giới Ai Cập cũng bị chiếm. Chỉ trong vòng 2 tuần lễ, bằng lối đánh [[tấn công chớp nhoáng]], quân Đức đã đẩy lùi quân Anh về biên giới Ai Cập, khiến những thành quả đạt được trước đó của Anh đều bị mất sạch.
 
Sau thất bại này, tướng Anh [[Archibald Wavell]], tổng chỉ huy mặt trận trung ương và phía đông của Anh ngay lập tức bị cách chức và được thay thế bằng [[Claude Auchinleck]]. Còn danh tiếng của [[Erwin Rommel]] trở nên ngày càng lẫy lừng. Ông được gọi là "'''Cáo sa mạc'''" (Desert Fox) và Hitler đã phong quân hàm [[thượng tướng]] cho ông.
 
Ngày [[22 tháng 6]] 1941, [[chiến tranh Xô-Đức]] bùng nổ do đó bộ thống soái của Đức phải tập trung toàn bộ binh lực và sự chú ý vào chiến trường phía đông, khiến cho mặt trận Bắc Phi giờ đây thiếu quân chi viện. Trong khi đó, quân Anh tăng viện cho mặt trận này [[binh đoàn]] 8 bao gồm tập hợp nhiều quân đoàn từ [[Úc]], [[New Zealand]], [[Ấn Độ]], [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]] và [[lực lượng Pháp tự do]] đồng thời vạch ra kế hoạch phản công mang tên “Thập"Thập tự quân”quân" (Operation Crusader).
 
Ngày [[18 tháng 11]] [[1942]], quân Anh bắt đầu cuộc phản công và từ phía nam tiến sát ngoại ô thành phố [[Tobruk]]. Rommel mất 1 thời gian mới nhận ra đây là 1 cuộc tấn công lớn của quân Anh và ông liền đưa sư đoàn [[thiết giáp]] số 15 của Đức vào trận chiến. Ngày [[22 tháng 11]], ông giành lại 1 số vùng bị mất và tiêu diệt được 1/3 số tăng thiết giáp của quân Anh. Ngày [[24 tháng 12]], Rommel tập trung chủ lực quân vượt qua biên giới [[Ai Cập]] với ý đồ cắt đứt đường rút lui của binh đoàn 8. Trong khi đó quân Anh tiếp tục tấn công về phía tây và đến ngày [[26 tháng 12]] thì chiếm lại được 1 số vùng đã mất.