Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hoa Lư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Tập tin Hoa_Lu.JPG đã bị bỏ ra khỏi bài viết vì nó đã bị xóa ở Commons bởi Yann vì lý do: Copyright violation, see commons:Commons:Licensing.
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 30:
Theo các chính sử, [[Đinh Tiên Hoàng|Đinh Tiên Hoàng Đế]] ở ngôi được 12 năm thì bị một giám quan là [[Đỗ Thích]] ám sát. Con trai thứ 3 còn lại mới 6 tuổi là [[Đinh Phế Đế|Đinh Toàn]] lên ngôi, tức Đinh Đế Toàn. Lấy cớ giặc Tống xâm lược, thái hậu [[Dương Vân Nga]] và triều thần tôn thập đạo tướng quân [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] lên ngôi, lập ra nhà Tiền Lê. Đinh Toàn làm vua được 8 tháng, sau trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm [[Tân Sửu]] [[1001]], trong dịp cùng vua [[Lê Đại Hành]] đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thuỷ, [[Thanh Hóa|Thanh Hoá]], Đinh Toàn bị trúng tên, hy sinh năm 27 tuổi.
 
Như vậy, dưới triều Đinh, kinh đô Hoa Lư gắn với những chuyển biến trọng đại của dân tộc [[Việt Nam]]: thống nhất đất nước, vua Việt Nam đã xưng đế và xây dựng được kinh đô cho riêng mình mà không dựa vào nền tảng hay hình mẫu nào của cường quyền đô hộ. Vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt thống nhất đã xây dựng kinh đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá vôi và hệ thống sông hồ làm thành quách. Kinh đô Hoa Lư là một “quân"quân thành”thành" phòng ngự vững chắc, vừa tiết kiệm sức người và của lại vừa đảm bảo đối phó tối ưu với các thế lực thù địch.
 
===Nhà Tiền Lê: đánh Tống - dẹp Chiêm===
Dòng 39:
Khi người Việt chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phía Bắc thì ở phía Nam, người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ. Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc [[Chiêm Thành]] có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, từ khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với [[Đại Cồ Việt]].<ref>Tổng hợp từ Phan Khoang: Việt sử Đàng trong 1558-1777 (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam), Nxb Văn học, N. 2001, trg. 14-30</ref> Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân.
 
Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, “sai"sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém [[Bê Mi Thuế]] tại trận. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng với trăm người kỹ nữ trong cung, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”sư".<ref>Ngô Liên và sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư 1. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 1998. tr. 216 Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, Sđd. tr. 222</ref> Các nghiên cứu thống kê cho thấy, trong vòng 26 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt sau này. Điều đó cũng lý giải vì sao Hoa Lư tiếp tục là đế đô dưới triều đại Tiền Lê.
 
Lê Đại Hành là một vị vua mà “Sứ"Sứ thần [[Trung Quốc]] phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả [[nhà Đinh]]. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng”lắng".<ref>Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Bản dịch phần Nhân vật chí của Nguyễn Mạnh Quân, Trường Văn Chinh, bản in lại của Nxb KHXH. N. 1992, tr. 192</ref> Ông là một vị vua có tài, dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều không phải đời vua nào của [[Việt Nam]] cũng làm được.
 
Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông.
Dòng 51:
Khác với các kinh đô chính thống khác ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư có một vai trò lịch sử đặc biệt: là nơi đánh dấu sự ra đời kinh thành Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của đất nước [[Việt Nam]]. Mốc son Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà bằng chứng là [[chiếu dời đô]] được xác định là thời điểm khai sinh lịch sử thủ đô mặc dù với việc mở rộng diện tích phần lớn các vùng đất đế đô của Việt Nam có trước Hoa Lư như Mê Linh (Hai Bà Trưng), Long Biên ([[nhà Tiền Lý]]), Cổ Loa ([[nhà Ngô]]) nay đều thuộc về [[Hà Nội]].
 
Hoa Lư gắn liền với sự nghiệp của 2 vua đầu triều đại nhà Lý: là nơi Lý Công Uẩn lên ngôi và là quê ngoại, nơi sinh ra Lý Thái Tông. Vua [[Lý Thái Tổ]] không tự khởi nghiệp từ Thăng Long để chọn nơi này làm kinh đô mà là người được triều đình Hoa Lư tiến cử lên ngôi thay [[nhà Tiền Lê]]. Vì thế mà hệ thống triều đình và cơ sở vật chất của kinh thành Thăng Long sau này đều thừa hưởng từ kinh đô Hoa Lư trước đó. Để tưởng niệm công lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến [[Cố đô Hoa Lư]], nhà Lý đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giống như ở Hoa Lư tại khu vực ở Thăng Long mà chúng vẫn tồn tại đến tận nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, phố Cầu Đông, [[chùa Một Cột]], ngã ba Bồ Đề, cống Trẹm, tháp Báo Thiên, phố Đình Ngang, chùa Vạn Tuế...<ref>[http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307131435/nr050106094245/nr050112153408/ns050317134209 Kinh đô Hoa Lư-Thủ đô nước Đại Cồ Việt]</ref><ref>Cố đô Hoa Lư (Nguyễn Văn Trò) – NXB Văn hóa dân tộc</ref> Sách Đại Nam nhất thống chí quyển XIV tỉnh Ninh Bình, mục cổ tích chép: “Đô"Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ về phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông, cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,... nền cũ vẫn còn. Về sau Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy...".
Theo các thần tích ở [[cố đô Hoa Lư]] thì Lý Thái Tổ có một hoàng hậu là con gái của [[Lê Đại Hành]] và Dương Vân Nga tên là Lê Thị Phất Ngân, chính người con gái đó đã sinh ra [[Lý Thái Tông]] vị vua thứ hai của triều lý có tuổi thơ 10 năm gắn bó với vùng đất cố đô trước khi về với Thăng Long. Lý Thái Tông sau này xây chùa Một Cột, đền Đồng Cổ, đền Phạm Cự Lượng ở Thăng Long; đào kênh Lẫm, đầm Lẫm ở Thần Phù (Hoa Lư) làm phòng tuyến đánh dẹp Chiêm Thành và nghi lễ cày ruộng tịch điền đều noi theo truyền thống từ Vua [[Lê Đại Hành]].<ref>[http://afamily.vn/du-lich/20110208020146606/4-den-chua-cau-duyen-linh-thieng-nuc-tieng-gan-xa/ 4 đền, chùa cầu duyên linh thiêng nức tiếng gần xa - 3. Chùa Duyên Ninh], Kim Giang, Tờ báo Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam, ngày 09-02-2011</ref><ref>[http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Kien-thuc-lich-su---van-hoa/2011/09/3A92240A/ Vua Lý Thái Tổ làm rể vua Lê Đại Hành], Lê Thái Dũng, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, 13/09/2011</ref>
 
Dòng 143:
Trong [[lịch sử Việt Nam]], [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] không chỉ là một vị [[hoàng đế]] có những đóng góp lớn trong chống Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước [[Đại Cồ Việt]]. [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó [[Lý Thái Tổ|Lý Công Uẩn]] có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - [[Hà Nội]]. Lê Đại Hành khi làm vua cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất [[nông nghiệp]] và [[thủ công nghiệp]] để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến [[Việt Nam]]. Mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. [[Lê Đại Hành]] cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê do [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] khởi dựng là con đường giao thông thuỷ nội địa đầu tiên của [[Việt Nam]]. Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó đã trở thành phương châm hành động của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này.
 
[[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt. [[Nhà Tống]] là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất [[châu Á]] đương thời mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập [[Đại Cồ Việt]], đã phong cho [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] tài ba không khác gì vua Tống. [[Phan Huy Chú]] đánh giá: "''Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý và văn thư rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể được thêm tôn trọng làm cho người Bắc phải khuất phục''". Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhà vua còn bố trí sư [[Pháp Thuận]] giả làm người chở đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất thích thú và bị chinh phục đã trở thành giai thoại thú vị trong bang giao và văn học. Sau đó, về sứ quán Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý “tôn"tôn [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] không khác gì vua Tống”Tống" như lời [[Khuông Việt]] đại sư nói.
 
PGS. Bùi Duy Tân<ref>Đại học Khoa học xã hội và nhân văn</ref> phát hiện bài thơ [[Nam quốc sơn hà]], một kiệt lác văn chương, cũng đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] và cũng được [[Lý Thường Kiệt]] vận dụng ở lần kháng chiến chống Tống thứ hai. PGS.TS Trần Bá Chí cũng khẳng định: [[Nam quốc sơn hà]] là bản tuyên ngôn độc lập, chỉ có thể ra đời sau hàng ngàn năm bắc thuộc, nhưng không phải vào thời [[Ngô Quyền]] còn loạn lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà là ở thời Vua Lê Đại Hành chống Tống khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định<ref>Xem: Tạp chí Hán Nôm số 4 - 2003. Bài "Về mấy bài Tuyên ngôn độc lập"</ref>. Kiệt tác thứ hai, ở triều đại hoàng đế [[Lê Đại Hành|Lê Hoàn]] là một bài ngũ ngôn tuyệt cú của nhà sư [[Pháp Thuận]]. Đây là bài thơ có tên tác giả xuất hiện sớm nhất, nên được đặt vào vị trí khai sáng cho văn học cổ dân tộc. Cũng như Nam quốc sơn hà, Quốc tộ là bài thơ giàu sắc thái chính luận, một bài thơ viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước. Để trả lời nhà [[vua]] “hỏi"hỏi về vận nước ngắn dài”dài", nhà thơ đã lấy ngôn từ giản dị mà thâm thúy, bày tỏ chính kiến của mình: "''Vận mệnh nước nhà dài lâu, bền vững khi nhà vua dựng mở được nền thái bình bằng phương sách'' ". Nếu Nam quốc sơn hà có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, thì các nhà nghiên cứu khẳng định Quốc tộ có giá trị như một bản tuyên ngôn hòa bình. Hai bài thơ là hai kiệt tác văn chương bổ sung cho nhau, hoàn thiện Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn hoà bình đầu tiên của dân tộc, chính là cột mốc khai sáng văn học [[Việt Nam]].
 
Là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam, Hoa Lư còn là nơi khởi nguồn sản sinh nhiều giá trị văn hóa thuần Việt. Kinh đô này nơi khai sinh ra dòng văn học viết<ref>[http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30374&cn_id=459820 Sắc thái thơ mỗi vùng Kinh đô xưa và nay]</ref> và là đất tổ của nghệ thuật sân khấu [[chèo]] mà người sáng lập là bà [[Phạm Thị Trân]], một vũ ca tài ba trong hoàng cung [[nhà Đinh]]. Đây là loại hình sân khâu tiêu biểu nhất của Việt Nam. Các truyền thuyết lịch sử hát [[Tuồng]] cũng ghi rằng loại hình ngày hình thành vào thời [[Nhà Tiền Lê|Tiền Lê]] năm 1005, khi một kép hát người Tàu tên là Liêm Thu Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên [[nhà Tống]] và được vua [[Lê Long Đĩnh]] thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung.<ref name="a">"Hát Bội". ''Thế giới Tự do'' Tập Tập X Số 8. Sài Gòn: Sở Thông tin Hoa Kỳ, 1961. tr 25</ref>