Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Hồi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
n →‎Nguồn gốc: clean up, General fixes using AWB
Dòng 16:
Một cách giải thích hoàn toàn khác biệt nữa là một số cộng đồng người Hoa ở Vân Nam và người Hồi phía Bắc vốn là hậu duệ của những [[người Mông Cổ]], [[các dân tộc Turk|người Đột Quyết]] và một số sắc tộc khác có gốc [[Trung Á]] đã chuyển sang đạo Hồi sau khi bị chính quyền các triều đại [[nhà Minh]], [[nhà Thanh]] thi hành chính sách [[Hán hóa]]. Trước khi theo đạo Hồi, những cộng đồng này theo [[Mani giáo]] và [[Cảnh giáo]], một phái [[Kitô giáo]] theo thuyết của Nestorius (386-451) đã từng phát triển mạnh mẽ ở phương Đông thời trung đại, nhưng bị các giáo hội Kitô giáo khác coi là lạc giáo. Từ ''Hồi hồi'' (回回), được cho là có nguồn gốc từ các tên ''Hồi Cốt'' (回鶻) hay ''Hồi Hột'' (回紇) dùng để chỉ [[Hồi Cốt|Hãn quốc Hồi Cốt]] (thế kỉ 8 và 9), là thuật từ chung dùng để chỉ người [[Hồi giáo]] Trung Quốc trong suốt thời nhà Minh và nhà Thanh<ref name=huihe>[[Dru C. Gladney]] (1996), p.18; or Lipman (1997), pp. xxiii-xxiv.</ref>.
 
Điều này giải thích tại sao từ “Hồi”"Hồi" (“Hui”"Hui") theo nghĩa dân tộc học lại rất gần với "Uygur", mặc dù từ "Hồi" đã được Hán hóa và được dùng hoàn toàn khác so với "Uyghur" (người Uyghur cổ không phải là người Hồi giáo). Từ “Hồi”"Hồi" ("Hui") mặc dù được dùng trong suốt cả một thời gian dài (ít ra là từ đời nhà Thanh) như là một từ chung để chỉ người Trung Quốc theo đạo Hồi ở mọi nơi và ở một phạm trù rộng hơn được dùng để chỉ người Hồi giáo nói chung (ví dụ, người Trung Quốc đời Thanh có thể miêu tả một người Uygur là một "Chantou" theo đạo Hồi - "Hui"), nhưng lại không được sử dụng ở Đông Nam nhiều bằng từ "Qīngzhēn" (Thanh Chân), một từ vẫn còn được dùng phổ biến cho đến ngày nay, đặc biệt là trong trường hợp để chỉ chế độ ăn theo các luật lệ Hồi giáo (Halal trong tiếng A rập, tiếng Hán Phổ thông Mandarin gọi là qīngzhēn cài 清真菜) và để chỉ các nhà thời Hồi giáo (qīngzhēn sì - 清真寺 (Thanh Chân tự) theo tiếng Hán Phổ thông Mandarin).
 
Người Hồi giáo ở Đông Nam cũng có lịch sử bị đồng hóa bởi Khổng giáo lâu đời hơn lịch sử tiếp thu các giáo lý của đạo Hồi, luật Sharia (tiếng A rập: شريعة‎ - luật lệ của đạo Islam) và kinh [[Qur’an|Koran]] (tiếng A rập القرآن – kinh thánh của đạo Islam), như được ghi chép trong các văn bản là ngay từ thời Đường đã tham gia đóng góp vào hàng ngũ khoa cử Nho học. Ngược lại, người Hồi miền Bắc, lại chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Trung Á với các giáo phái Sufi (tiếng Ả rập:صوف ‎hay còn được gọi là Irfan trong tiếng Ả rập/Ba Tư: عرفان là một trào lưu Hồi giáo truyền thống thần bí) như Kubrawiyya, Qadiriyya, Naqshbandiyya (Khufiyya và Jahriyya) v.v... mà phần lớn đều là các giáo phái Hanafi Madhab (Madhab tiếng Ả rập là مذهب có nghĩa là giáo phái và Hanafi – tiếng Ả rập حنفي là một trong bốn giáo phái của Hồi giáo Sunni). Trong khi tại các cộng đồng ở miền Đông nam thì giáo phái Shafi’i Madhhab lại phổ biến hơn (Shāfi‘ī - tiếng Ả rập là شافعي‎ cũng là một trong bốn giáo phái của Hồi giáo Sunni). Trước khi có phong trào "Ihwani", một biến thể Trung Quốc của phong trào Salafi theo tiếng Ả rập - سلفي là một phong trào trờ về “cội"cội nguồn”nguồn"(Salaf-tiếng Ả rập سلف có nghĩa là người hoặc thế hệ đi trước) trong Hồi giáo Sunni, thì người Hồi Sufi ở miền Bắc lại đã từng rất ưa chuộng kết hợp Đạo giáo và võ thuật với triết lý của Hồi giáo Sufi. Vào đầu thời hiện đại, các làng mạc của người Hồi miền Bắc Trung Hoa vẫn còn có các tên gọi như khu vực của “người"người Hồi Hột mũ xanh”xanh", “người"người Hồi Hột mũ đen”đen"“người"người Hồi Hột mũ trắng”trắng" như đã để lộ tẩy nguồn gốc có thể trước đây của họ là Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, cho dù đến tận ngày nay các nghi thức tôn giáo của người Hồi ở miền Bắc Trung Hoa vẫn phần lớn là các nghi thức Islam. Hồi (Hui) cũng còn được sử dụng như một từ để chỉ chung tất cả các nhóm người ở Trung Quốc theo đạo Hồi mà không thuộc một nhóm dân tộc riêng biệt nào.
 
== Danh xưng của người Hồi ==