Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Lý Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Eruruu (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Eruruu (thảo luận | đóng góp)
Dòng 43:
Sau khi trấn áp được quân Tống, Oa Khoát Đài chỉ trích Lý Tông không giữ chữ tín, dám xuất quân tuyên chiến với quân tuyên chiến với quân liên minh. Để tỏ ra ăn năn hối lỗi, Lý Tông hạ lệnh cách chức Toàn Tử Tài nhưng cũng không nhận được sự tha thứ của quân Mông Cổ. Tháng 6 năm [[1236]], Oa Khoát Đài dẫn quân xâm lược Nam Tống. Cuộc chiến tranh Mông - Tống kéo dài hơn 40 năm đã bắt đầu. Quân Mông Cổ liên tục đánh chiếm nhiều vùng đất hiểu yếu của nhà Tống như [[Tùy Châu]], [[Sính Châu]]. Năm [[1239]], tướng nhà Tống là Mạnh Củng đem binh lực chặn được quân Mông Cổ, 3 trận giao tranh ở vùng biên giới quân Mạnh Củng thắng cả 3, qua đó khiến quân Mông Cổ sa sút tinh thần. Năm [[1241]], Oa Khoát Đài qua đời, chiến tranh tạm ngừng trong một thời gian dài.
 
Năm [[1258]], vua Mông Cổ là [[Mông Kha]] và em trai là [[Hốt Tất Liệt]] đem quân tấn công Nam Tống. Quân Mông Cổ nhanh chóng đánh bại quân Tống ở [[Từ Châu]], [[Trịnh Châu]] và [[Tô Châu]]. Năm [[1259]], quân Mông Cổ bao vây thành [[Điếu Ngư]] ở [[Tứ Xuyên]], bị quân Tống kháng cự mãnh liệt. Tướng nhà Tống là [[Vương Công Kiên]] và binh sĩ của mình đã đánh bại được quân Mông Cổ ở đây. Mông Kha bị tử trận trong cuộc giao chiến này. Tướng chết, quân của Mông Kha phải rút lui. Còn Hốt Tất Liệt do chưa lập được công nên cho quân vượt sông [[Trường Giang]] hòng bao vây [[Ngạc Châu]] nhưng sau đó do triều đình Mông Cổ đang chọn người kế vị sau khi Mông Kha chết nên Hốt Tất Liệt liền kéo quân về Mông Cổ để tranh ngôi với [[A Lý Bất Ca]], cuộc xâm lược Nam Tống của quân Mông Cổ phải bỏ dở giữa chừng.
 
Tình hình chiến sự rất căng thẳng, nhưng Lý Tông lại không màng đến chính sự. Lý Tông sủng ái một tên gian thần là [[Giả Tự Đạo]]. Giả Tự Đạo chẳng bao lâu sau được phong tới chức [[Thừa tướng]] vào năm [[1262]], nhưng ông ta chỉ là một kẻ bất tài. Khi Lý Tông sao nhãng việc triều chính, Giả Tự Đạo được giao hết mọi việc trong triều nên càng trở nên lộng hành, trở thành thế lực mạnh nhất trong triều, đất nước suy yếu. Mãi đến thời Tống Cung Tông thì Giả Tự Đạo mới bị triều đình lật đổ.