Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chí tuyến Bắc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
'''Chí tuyến Bắc''' hay '''Bắc chí tuyến''' (còn được gọi là '''hạ chí tuyến''', '''chí tuyến Cự Giải''', hay '''nhiệt tuyến Bắc giải'''<ref>Hoàng Dung. '''Cõi trời cõi ta'''. Falls Church, VA: Tiếng Quê Hương, 2011. tr 67</ref>) là một trong năm ''[[vĩ tuyến]]'' chủ yếu để đánh dấu bản đồ [[Trái Đất]]. Nó [[song song]] với đường [[xích đạo]] và nằm ở [[vĩ tuyến]] 23° 26' 22" bắc.
 
Tên gọi '''chí tuyến Cự Giải''' hay '''nhiệt tuyến Bắc giải''' là theo cách gọi của người phương Tây do khi họ đặt tên cho nó thì [[Mặt Trời]] nằm trong chòm sao [[Cự Giải (chòm sao)|Cự Giải]], tức Bắc Giải, vào thời điểm nó xuất hiện trực tiếp trên đỉnh đầu tại vĩ tuyến này vào thời điểm diễn ra [[hạ chí]] ở [[Bắc bán cầu]]. Tuy nhiên, do hiện tượng [[tiến động|tuế sai]], hiện nay khi diễn ra hạ chí ở Bắc bán cầu thì Mặt Trời lại nằm trong chòm sao [[Kim Ngưu (chòm sao)|Kim Ngưu]].
 
Nó là vĩ độ cao nhất về phía bắc mà tại đó Mặt Trời có thể xuất hiện trực tiếp ngay trên đỉnh đầu của người quan sát. Nằm về phía bắc của chí tuyến Bắc là [[vùng ôn đới|vùng ôn đới Bắc bán cầu]]. [[Chí tuyến Nam]] nằm ở vĩ tuyến đối xứng ở phía nam qua đường xích đạo. Nằm về phía nam của đường chí tuyến Nam là [[vùng ôn đới|vùng ôn đới Nam bán cầu]]. Các khu vực nằm giữa phía nam của chí tuyến Bắc và phía bắc của chí tuyến Nam được gọi là khu vực [[nhiệt đới]].