Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiên Thai tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 9:
Quan điểm này nhấn mạnh tính toàn thể và xuyên suốt của sự vật. Cái toàn thể và cái riêng lẻ là một. Toàn bộ các pháp có khác nhau nhưng chúng đan lồng vào nhau, cái này chứa đựng cái kia. Không, giả và trung chỉ là một và từ một mà ra.
 
Các Đại sư của tông phái này hay nói “toàn"toàn thể vũ trụ nằm trên đầu một hạt cải”cải" hay “một"một ý niệm là ba ngàn thế giới." Tổ thứ hai của tông này là [[Huệ Văn]], Tổ thứ ba là [[Huệ Tư]] và Tổ thứ tư là [[Trí Di]]. Dưới sự lĩnh đạo của Đại sư Trí Di, giáo lí của tông Thiên Thai đã đạt đến tuyệt đỉnh.
 
Phép tu của Thiên Thai tông dựa trên phép thiền [[Chỉ quán]], và chứa đựng các yếu tố mật tông như [[Chân ngôn]] (thần chú, sa. ''mantra'') và [[Mạn-đà-la|Mạn-đồ-la]] (sa. ''maṇḍala''). Tông này sau được Truyền Giáo Đại sư [[Tối Trừng]] (767-822), đệ tử của Tổ thứ 10 Thiên thai tông, truyền qua Nhật trong thế kỉ thứ 9. Tại đây, Thiên Thai tông đóng một vai trò quan trọng.
 
Thiên Thai tông được xem như một tông phái rộng rãi vì tổng hợp, chứa đựng nhiều quan điểm của các phái khác. Sự tổng hợp này phản ánh trong quan điểm “năm"năm thời, tám giáo”giáo" ([[Ngũ thời bát giáo]] 五時八教), trong quan niệm mọi loài đều có [[Phật tính]] và vì vậy Thiên Thai tông có đầy đủ phương tiện đưa đến giác ngộ. Các bộ luận quan trọng của Thiên Thai tông là: ''[[Ma-ha chỉ quán]]'' (sa. ''mahā-śamatha-vipāśyanā''), ''[[Lục diệu pháp môn]]'' và những bài luận của Trí Di về kinh ''[[Diệu pháp liên hoa kinh|Diệu pháp liên hoa]]''.
 
Phép Chỉ quán của Thiên Thai tông có hai mặt: ''[[Chỉ (Phật giáo)|Chỉ]]'' là chú tâm và qua đó thấy rằng mọi pháp đều không. Nhờ đó không còn ảo giác xuất hiện. ''Quán'' giúp hành giả thấy rằng, tuy mọi pháp đều không, nhưng chúng có một dạng tồn tại tạm thời, một sự xuất hiện giả tướng và lại có một chức năng nhất định.
 
Trí Di phân chia kinh sách thành “năm"năm thời và tám giáo”giáo" với mục đích hệ thống hoá Phật giáo theo trình tự thời gian và theo nội dung giáo pháp. Sự phân chia đó cũng giúp giải thích các vấn đề siêu hình. Hơn các tông phái khác, Thiên Thai tông là phái tìm cách thống nhất mọi giáo pháp trong hệ thống của mình bằng cách dành cho mọi kinh sách một chỗ đứng và xem [[Tiểu thừa]] cũng như [[Đại thừa]] đều là những lời dạy của chính [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm|Phật Thích-ca]].
 
Sự phân chia làm năm thời dựa trên trình tự thời gian như sau:
Dòng 30:
 
#Phương pháp đốn ngộ, dành cho hạng đệ tử xuất sắc nhất có khả năng tiếp cận sự thật nhanh chóng. Đó là phương pháp của kinh ''Hoa nghiêm'';
#Phương pháp tiệm ngộ, đi từ giản đơn đến phức tạp, là phương pháp của các kinh A-hàm, Phương đẳng, Bát-nhã ba-la-mật-đa. Còn kinh ''[[Diệu pháp liên hoa kinh|Diệu pháp liên hoa]]'' lại không thuộc “đốn”"đốn" hay “tiệm”"tiệm" mà chứa đựng sự thật cuối cùng;
#Phương pháp mật giáo, là cách Phật dạy cho một người nhất định và chỉ người đó được lĩnh hội. Phương pháp này có thể được Phật áp dụng trong chốn đông người, nhưng nhờ thần thông của Phật chỉ có người đó được hiểu;
#Phương pháp bất định, là phương pháp Phật dùng dạy cho nhiều người, nhưng mỗi người nghe hiểu khác nhau. Hai phương pháp 3 và 4 được Phật áp dụng khi người nghe có trình độ không đồng đều.
Dòng 40:
 
== Tham khảo ==
{{tham khảo}}
*''Fo Guang Ta-tz'u-tien'' 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
*''Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren'', Bern 1986.