Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giấc mơ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (4) using AWB
n →‎Thời cổ đại: clean up, General fixes using AWB
Dòng 19:
Thời [[Ai Cập cổ đại]] những người có thể giải đoán các giấc mơ được tin là có khả năng đặc biệt. Trong [[Kinh Thánh|Kinh thánh]] có hơn bảy trăm chú giải và các câu truyện về các giấc mơ. Vào thế kỷ thứ 6 sau Công Nguyên, các câu truyện về sự ra đời của nhà tiên tri [[Hồi giáo]] [[Muhammad]] gồm các sự kiện quan trọng.
 
Xưa kia [[Phật giáo]] không có ở nước [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]]. Và, việc truyền Phật giáo vào Trung Quốc có được ''Cao Tăng truyện'' kể qua câu chuyện “Hán"Hán Minh cảm mộng, sơ truyền kỳ đạo”đạo". Không những thế, các bộ Quốc sử và lịch sử Phật giáo Trung Hoa cũng đều viết rằng khi Hoàng đế [[Hán Minh Đế]] chiêm bao thấy một nhân vật toàn thân bằng vàng ròng, thân hình tỏa sáng rực rỡ và bay khắc Hoàng cung. Sau khi tỉnh giấc, ông cho người đi cầu Pháp và thế là Phật giáo lần đầu tiên trong lịch sử được truyền vào nước Trung Quốc cổ. Có sách kể khác về câu chuyện này, rằng khi tỉnh giấc nhà vua triệu các quan đại thần vào hỏi cho ra lẽ, thì quan Thông nhân là Phó Nghị tấu rằng đó là Đức Phật thần thông quảng đại ở [[Ấn Độ|nước Thiên Trúc]], nhà vua nghe theo liền sai sứ bộ sang Thiên Trúc để lấy tượng Phật về, mở rộng giai đoạn đầu của Phật giáo ở Trung Hoa.<ref name="MinhDe">[http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/minhde&kinh.htm Vua Minh Đế nhà Hán và ''Kinh Tứ Thập Nhị Chương'', Ấn Thuận Đại sư, ''Diệu Vân tập'', hạ biên chi cửu: ''Phật giáo sử địa khảo luận'', tr. 343-356, Thích Phước Năng dịch]</ref> Không những thế người Trung Quốc cũng tin rằng, các giấc mơ là cách thức để đến thăm các thành viên trong [[gia đình]], những người đã [[chết]]. Một vài [[bộ tộc]] bản địa ở [[Hoa Kỳ|Mỹ]] và những người [[México|Mexico]] tin rằng giấc mơ là một thế giới khác chúng ta viếng thăm khi ngủ{{fact|date=7-01-2013}}.
 
Trong đêm trước trận quyết định tại [[trận Cầu Milvian|cầu Milvian]] giữa hai Hoàng đế [[Đế quốc La Mã|La Mã]] là [[Constantinus Đại đế|Constantinus I Đại Đế]] và [[Maxentius]], Constantinus I Đại Đế nằm mộng thấy [[Giê-su|Chúa Giêsu]] hiện lên với cây Thánh giá và Chúa khuyên ông nên cho các chiến binh vẽ hình Thánh giá lên khiên của họ. Trên đường hành quân, ông cho vời vài giáo sĩ [[Kitô giáo]] ra hỏi và họ lý giải rằng nhà vua đã tận mắt chứng kiến Đức Ki-tô và đó là biểu hiện của sự bất hủ và chiến thắng trước cái [[chết]]. Thế rồi, trong trận đánh ở cầu Milvian, Hoàng đế Constantinus I Đại Đế thân chinh kéo binh mã tinh nhuệ xông lên đại phá tan nát quân địch và bản thân Hoàng đế Maxentius bại vong, nhờ đó cuộc nội chiến La Mã kết thúc. Người ta kể rằng nhờ có đại thắng này mà ông ban hành [[tự do tín ngưỡng|tự do tôn giáo]] cho Ki-tô giáo ở nước La Mã cổ. Dù có người cho rằng dường như ông đã theo Ki-tô giáo từ trước trận thắng hiển hách này vì nhà vua đã có thể hỏi chuyện với các tăng lữ Ki-tô giáo; nhưng dẫu sao đây nữa thì chiến thắng vẻ vang tại cầu Milvian đã làm cho ông hoàn toàn công nhận Ki-tô giáo được truyền bá trên khắp Đế quốc La Mã.<ref>Timothy David Barnes, ''Constantine and Eusebius'', trang 43</ref>