Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vòng tuần hoàn nước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 23:
 
=== Nước khí quyển ===
Mặc dù [[khí quyển]] không là kho chứa khổng lồ của nước, nhưng nó là một “siêu"siêu xa lộ”lộ" để luân chuyển nước khắp toàn cầu. Trong khí quyển luôn luôn có nước: những [[mây|đám mây]] là một dạng nhìn thấy được của nước khí quyển, nhưng thậm chí trong không khí trong cũng chứa đựng nước - những phần tử nước này quá nhỏ để có thể nhìn thấy được. Thể tích nước trong khí quyển tại bất kỳ thời điểm nào vào khoảng 12.900&nbsp;km<sup>3</sup>. Nếu tất cả lượng nước khí quyển rơi xuống cùng một lúc, nó có thể bao phủ khắp bề mặt Trái Đất với độ dày 2,5&nbsp;cm.
 
Sự ngưng tụ hơi nước là quá trình hơi nước trong không khí được chuyển sang thể nước lỏng. Ngưng tụ hơi nước rất quan trọng đối với chu trình tuần hoàn nước bởi vì nó hình thành nên các đám mây. Những đám mây này có thể tạo ra mưa, nó là cách chính để nước quay trở lại Trái Đất. Ngưng tụ hơi nước là quá trình ngược với bốc hơi nước.
Dòng 71:
 
=== Dòng chảy sông ngòi ===
Cục Địa chất Mỹ định nghĩa “dòng"dòng chảy”chảy" là lượng nước chảy trong sông, suối, hoặc lạch nước.
 
Sông ngòi rất quan trong không chỉ đối với con người mà đối với cuộc sống khắp mọi nơi. Sông ngòi không chỉ là một nơi rộng lớn cho con người và những con vật của họ hoạt động, con người còn sử dụng nước sông cho nhu cầu nước uống và nước tưới, sản xuất ra điện, làm sạch chất thải (xử lý nước thải), giao thông thuỷ, và kiếm thức ăn. Sông ngòi còn là môi trường sống chính cho tất cả các loài động và thực vật nước. Sông ngòi bổ sung cho tầng ngậm nước ngầm dưới mặt đất qua lòng sông, và tất nhiên cả đại dương.
Dòng 86:
Nước mặt duy trì sự sống
 
Trong vùng châu thổ [[sông Nin|sông Nile]] ở [[Ai Cập]], cuộc sống có thể sinh sôi tại những vùng sa mạc nếu được cung cấp đủ lượng nước (mặt hoặc ngầm). Nước trên mặt đất thực sự giúp duy trì cuộc sống. Nước ngầm tồn tại thông qua sự di chuyển của nước mặt vào trong tầng nước ngầm dưới mặt đất. Nước ngọt trên bề mặt Trái Đất tương đối khan hiếm. Chỉ khoảng 3% của tổng lượng nước Trái Đất là nước ngọt, các hồ nước ngọt và các đầm (nước) ngọt chiếm 0,29% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất, hồ BaiKal ở Châu Á chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất, Hồ Lớn (Huron, MichiGan, và Superior) cũng chiếm 20% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất. Các sông chỉ chiếm khoảng 0,006% tổng lượng nước ngọt trên Trái Đất. Ta có thể nhận thấy rằng nước ngọt, yếu tố cần thiết cho sự tồn tại cuộc sống trên Trái Đất, chỉ chiếm một phần cực nhỏ “một"một giọt nước trong biển cả mênh mông”mông" của tổng lượng nước trên Trái Đất.
 
=== Thấm ===
Dòng 125:
 
=== Lượng trữ nước ngầm ===
Một lượng lớn nước được trữ trong đất. Nước này vẫn tiếp tục chuyển động, có thể rất chậm, và nó vẫn là một phần của vòng tuần hoàn nước. Phần lớn nước ngầm là do mưa và lượng nước thấm từ lớp đất mặt. Tầng đất phía trên là vùng không bão hoà, trong tầng này lượng nước thay đổi theo thời gian, mà không làm bão hoà tầng đất. Bên dưới lớp đất này là vùng bão hoà, tất cả các khe nứt, các ống mao dẫn, và các khoảng trống giữa các phân tử đá được lấp đầy nước. Thuật ngữ “nước"nước ngầm”ngầm" được dùng để mô tả cho khu vực này. Một thuật ngữ khác của nước ngầm là “bể"bể nước ngầm”ngầm". Bể nước ngầm là kho chứa nước ngầm khổng lồ và con người khắp nơi trên thế giới phụ thuộc vào nước ngầm trong cuộc sống hàng ngày.
 
Cách hay nhất để hiểu được khái niệm đất bão hoà nước tại một độ sâu nhất định nào đó là đào một cái hố tại một bãi biển, nếu sự thấm diễn ra vừa đủ để còn giữ lại nước. Mực nước trong hố là mực nước ngầm. Biển ở phía phải của hố, mực nước trong hố bằng với mực nước biển. Tất nhiên, mực nước trong hố đào cũng lên xuống từng phút theo sự lên xuống của thuỷ triều.
 
== Tham khảo ==
{{tham khảo}}
* Nội dung bài này được lấy từ trang [http://ga.water.usgs.gov/edu/watercyclevietnamese.html Vòng tuần hoàn nước là gì?] của Cục Địa chất Hoa Kỳ, thuộc phạm vi công cộng. Bản tiếng Việt được dịch bởi PGS. TS. Trần Thục và đồng sự tại Viện Khí tượng Thủy Văn Việt Nam.