Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Tennessee (BB-43)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 71:
Tại đây, nó gia nhập Lực lượng Thiết giáp hạm thuộc [[Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ|Hạm đội Thái Bình Dương]]. Đến năm [[1922]], Hạm đội Thái Bình Dương được đổi tên thành [[Hạm đội Thiết giáp hạm]] (đổi tên thành Lực lượng Thiết giáp hạm vào năm [[1931]]) thuộc [[Hạm đội Hoa Kỳ]]. Trong hai thập niên tiếp theo, đội thiết giáp hạm của Hạm đội là hạt nhân thống lĩnh lực lượng tàu nổi của Hải quân, và ''Tennessee'' phục vụ tại đây cho đến khi Thế Chiến II bùng nổ.
 
Các hoạt động theo chu kỳ hàng năm trong thời bình cùng với đội thiết giáp hạm bao gồm việc huấn luyện, bảo trì và tập trận sẵn sàng chiến đấu. Nó tham gia tranh đua thực hành tác xạ pháo và thực hành kỹ thuật, cũng như tham gia tập trận “vấn"vấn đề hạm đội”đội", cuộc tập trận quy mô lớn trong đó hầu hết hoặc tất cả các tàu chiến Hạm đội Mỹ được chia ra các phe đối địch và được đề ra một loạt các tình huống chiến lược và chiến thuật để giải quyết. Bắt đầu với [[Vấn đề Hạm đội I]] vào năm [[1923]] và được tiếp tục cho đến [[Vấn đề Hạm đội XXI]] vào [[tháng tư|tháng 4]] năm [[1940]], ''Tennessee'' có một vai trò nổi bật trong các cuộc tập trận này.
 
Trong năm [[1925]], nó tham gia cuộc tập trận cơ động phối hợp [[Lục quân Hoa Kỳ|Lục quân]]-Hải quân nhằm thử nghiệm việc phòng thủ [[quần đảo Hawaii]] trước khi thăm viếng hữu nghị [[Úc|Australia]] và [[New Zealand]]. Các đợt thực hành chiến thuật và vấn đề hạm đội tiếp theo sau đưa ''Tennessee'' từ Hawaii đến [[Vùng Caribe|Caribbe]] và [[Đại Tây Dương]], và từ vùng biển [[Alaska]] đến [[Panama]]. Các khẩu [[pháo phòng không]] 76&nbsp;mm (3 inch) nguyên thủy được thay thế bằng tám khẩu [[pháo 127 mm (5 inch)/25 caliber]] trong những năm [[1929]]– [[1930]].<ref name="breyer226"/>
Dòng 78:
 
=== Thế Chiến II: 1941-1943===
[[Tập tin:Battleship-row-torpedos.jpg|nhỏ|Máy bay ném ngư lôi Nhật đang tấn công vào “Hàng"Hàng Thiết giáp hạm”hạm" tại Trân Châu Cảng, ngày [[7 tháng 12]] năm [[1941]]. ''Tennessee'' neo đậu ở phía trước, thứ ba kể từ bên trái, gần bờ. Chiếc ''[[USS West Virginia (BB-48)|West Virginia]]'' neo đậu bên cạnh.]]
 
Sáng ngày [[7 tháng 12]] năm [[1941]], ''Tennessee'' neo đậu bên mạn phải của “Hàng"Hàng Thiết giáp hạm”hạm", tên đặt cho dãi nước sâu thuận tiện cho việc neo đậu các tàu có lượng rẽ nước lớn, nằm dọc theo mặt Đông Nam của [[đảo Ford]] tại [[Trân Châu Cảng]].
 
Trong quá trình [[trận Trân Châu Cảng|trận tấn công Trân Châu Cảng]], ''Tennessee'' đã xoay xở đưa vào hoạt động các khẩu pháo phòng không và tìm cách bảo vệ cảng trong phạm vi có thể. ''Tennessee'' bị đánh trúng hai quả bom xuyên thép nổ ở tầm sâu.<ref name="wallin">Wallin, Homer N., VADM USN ''PEARL HARBOR: Why, How, Fleet Salvage and Final Appraisal'' United States Government Printing Office (1968) pp.193-4</ref> Quả đầu tiên đánh trúng khẩu pháo giữa của tháp súng số 2 khiến cả ba khẩu pháo đều không thể hoạt động.<ref name="wallin"/> Quả thứ hai xuyên qua nóc tháp súng số 3 và làm hư hại khẩu súng bên trái.<ref name="wallin"/> ''Tennessee'' chịu một cơn mưa mảnh đạn khi hầm đạn của chiếc ''[[USS Arizona (BB-39)|Arizona]]'' nổ tung và phần đuôi tàu bị chìm ngập trong biển lửa do dầu máy bị tràn ra từ chiếc ''Arizona''.<ref name="wallin"/> Sau khi được sửa chữa sơ bộ tại Trân Châu Cảng, ''Tennessee'' quay về [[Xưởng hải quân Puget Sound]] để được sửa chữa triệt để.
Dòng 96:
Ngày [[31 tháng 5]] năm [[1943]], ''Tennessee'' lên đường hướng đến [[Alaska]] và tham chiến tại [[quần đảo Aleut]]. Trong khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ từ phía biển cho lực lượng đổ bộ, lực lượng Hải quân Nhật đã không gây ngăn trở gì. Thay vào đó, chiếc thiết giáp hạm đã sử dụng những khẩu pháo mạnh mẽ của nó áp chế các vị trí trên bờ của đối phương. Đó là một nhiệm vụ mà nó sẽ thực hiện trong suốt cuộc chiến. Quần đảo Aleut lại nằm trong vòng kiểm soát của lực lượng Hoa Kỳ, và chiếc thiết giáp hạm quay trở về cảng nhà [[San Francisco]] vào ngày [[31 tháng 8]]. Sau đó ''Tennessee'' bước vào một giai đoạn luyện tập khẩn trương.
 
Nhiệm vụ tiếp theo của ''Tennessee'' là hỗ trợ cuộc tấn công [[Betio]] trong [[Trận Tarawa]]. Từ ngày [[20 tháng 11|20]] đến ngày [[23 tháng 11]] năm [[1943]], trận chiến diễn ra dưới sự yểm trợ của các khẩu pháo trên chiếc ''Tennessee'', và nó cũng phối hợp cùng các tàu chiến khác trong việc đánh chìm chiếc tàu ngầm Nhật [[I-35 (tàu ngầm Nhật)|I-35]]. Chập tối ngày [[3 tháng 12]], ''Tennessee'' rời khu vực chiến sự quay về Trân Châu Cảng rồi tiếp tục đi đến San Francisco. Tại đây nó được nhanh chóng sơn lại màu ngụy trang theo kiểu “Dazzle”"Dazzle". Từ ngày [[29 tháng 12]] năm [[1943]], ''Tennessee'' bắt đầu khẩn trương thực tập tác xạ, nả pháo xuống [[đảo San Clemente]] nhằm chuẩn bị cho đợt tấn công [[quần đảo Marshall]].
 
===1944===
Dòng 118:
Vị trí chiến đấu của ''Tennessee'' ở phần cực Nam của bãi đổ bộ, và trong đợt tấn công đổ bộ đầu tiên, pháo của nó liên tục nhắm vào vị trí này dọn đường cho cánh phải của Sư đoàn 4 [[Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ|Thủy quân Lục chiến]] chiến đấu mở đường lên bờ. Các khẩu pháo 120&nbsp;mm (4,7 inch) Nhật Bản bố trí trong các hang động tại Tinian bắn trả nhắm vào ''Tennessee''. Chiếc thiết giáp hạm tiến hành phản pháo, nhưng loạt đạn thứ ba của đối phương đã bắn trúng ba phát. Một quả phá tung một tháp pháo 127&nbsp;mm (5 inch) nòng đôi, làm bùng phát một đám cháy nhưng được dập tắt chỉ trong vòng hai phút bởi đội kiểm soát hư hỏng và người của các khẩu đội lân cận. Quả thứ hai trúng vào mạn tàu, gây hư hại cho tấm thép ốp ngoài, nhưng sự hư hại được ngăn ngừa nhờ đai giáp bảo vệ chính. Quả thứ ba xé toang một lổ hổng tại phần sau của sàn tàu chính, tung ra một cơn mưa mảnh đạn xuống hầm tàu bên dưới. Tám người tử trận do các mảnh đạn, và 26 người khác bị thương do mảnh đạn và bỏng. Tuy nhiên, những hư hại trên không thể ngăn cản ''Tennessee'' tiếp tục thực hiện nả pháo theo yêu cầu nhằm giúp phá vỡ cuộc phản công của quân Nhật gần Agingan Point trước khi chiếc thiết giáp hạm rời vị trí chiến đấu để sửa chữa khẩn cấp các hỏng hóc. Vào buổi chiều và tối hôm đó, nó chiếm lấy vị trí hỗ trợ cho các tàu vận chuyển. Bốn [[máy bay ném bom bổ nhào]] Nhật tấn công các tàu bè lân cận vào lúc 18 giờ 46 phút, và các khẩu đội pháo 127&nbsp;mm (5 inch) của ''Tennessee'' đã nổ súng nhưng không bắn trúng chiếc nào. Đêm hôm đó, đài phát thanh Tokyo thông báo thắng lợi của họ tại Saipan, cho rằng họ đã đánh chìm được một thiết giáp hạm được nhận diện "có thể là ''New Jersey''".
 
Chiếc ''Tennessee'' “bị"bị đánh chìm”chìm" quay về eo biển Saipan ngày hôm sau. Nhiều cuộc phản công của quân Nhật bị đánh chặn trong đêm đó, và hỏa lực yểm trợ của ''Tennessee'' đã giúp lực lượng Thủy quân Lục chiến tổ chức lại và củng cố bãi đổ bộ của họ. Đêm [[22 tháng 6]], ''Tennessee'' khởi hành đi Eniwetok, nơi chiếc [[USS Hector (AR-7)|''Hector'' (AR-7)]] thực hiện sửa chữa các hư hại trong chiến đấu của nó trong khi cuộc chiến tại Saipan đi đến hồi kết thúc vào ngày [[9 tháng 7]]. Điểm đến kế tiếp của nó là [[Guam]].
 
Ngày [[20 tháng 7]], chiếc thiết giáp hạm tham gia một đợt bắn phá mang tính hệ thống vốn đã được bắt đầu vào ngày [[8 tháng 7]], được vạch kế hoạch cẩn thận nhằm vô hiệu hóa sức kháng cự của đối phương trong khi cố gắng giữ an toàn cho dân cư tại [[Chamorros]] trên hòn đảo. Một lần nữa ''Tennessee'' hỗ trợ hỏa lực ban ngày và bắn pháo sáng ban đêm yểm trợ cho lực lượng đổ bộ lên đảo. [[Quần đảo Palau]] là mục tiêu tiếp theo sau của ''Tennessee''. Đây không phải là một đảo san hô mà là một cụm kéo dài các đảo phía Bắc [[xích đạo|đường xích đạo]] ở về phía cực Tây của [[quần đảo Caroline]]. [[Trận Peleliu]] là một trong những trận đánh quyết liệt nhất tại Mặt trận Thái Bình Dương, và sự kháng cự có tổ chức của đối phương chỉ có thể dập tắt vào tận [[tháng mười một|tháng 11]] với tổn thất lớn về nhân mạng. Mục tiêu của ''Tennessee'' là hòn đảo [[Angaur]] nhỏ hơn cách Peleliu vài dặm về phía Nam. Sáng ngày [[12 tháng 9]], ''Tennessee'' và ''Pennsylvania'' cùng bốn tàu tuần dương hạng nhẹ và năm tàu khu trục bắt đầu một cuộc bắn phá kéo dài trong khi các tàu sân bay cùng thực hiện vai trò của mình.
Dòng 149:
Sáng sớm ngày [[16 tháng 2]] năm [[1945]], nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực được giao đã đưa ''Tennessee'' đến khu vực dọc theo bờ biển Đông Nam đảo [[Đảo Iō|Iwo Jima]]. Các khẩu pháo chính 356&nbsp;mm (14 inch) của nó nả vào sườn [[núi Suribachi]] ở tầm xa từ 2.000 m (2.200 yard) đến 5.500 m (6.000 yard) trong khi các khẩu pháo hạng hai nhắm vào các điểm cao phía Bắc bãi đổ bộ, các khẩu đội 40&nbsp;mm nhắm vào các mục tiêu khác trên bãi đổ bộ và xác nhiều chiếc tàu Nhật bị đắm gần bờ; chúng từng được sử dụng làm nơi ẩn nấp cho các tay súng bắn tỉa và ổ súng máy tại [[đảo san hô Tarawa|Tarawa]] gây nhiều khó khăn lúc đổ bộ, và từ đó luôn được xem là những mối đe dọa tiềm tàng. Nhiều đám cháy bùng lên trên bờ, và một kho đạn trúng đạn phát nổ một cách ngoạn mục và bùng cháy trong nhiều giờ.
 
Sáng hôm sau, bắt đầu từ 08 giờ 03 phút, ''Tennessee'' cùng với ''Idaho'' và ''Nevada'' tiến sát bờ khoảng 2.700 m (3.000 yard) và bắt đầu khai hỏa. Những con tàu tiến quá gần bờ đến mức có một lúc ''Tennessee'' trúng phải hỏa lực bắn trả của một khẩu đội pháo duyên hải 127&nbsp;mm (5 inch)/38 làm thiệt mạng một người và bị thương bốn người khác. Đến 10 giờ 25 phút, chiếc thiết giáp hạm được lệnh rút lui nhường chỗ cho lực lượng đổ bộ. Người ta nhận thấy là những loạt đạn từng phát một ở tầm gần, sử dụng cách “ngắm"ngắm thẳng”thẳng" qua kính ngắm, tỏ ra chính xác và hiệu quả. Khái niệm sử dụng hải pháo 356&nbsp;mm (14 inch) để bắn tỉa có vẻ mới, nhưng xem ra khá hữu dụng.
 
Cuộc chiến trên bộ tại Iwo Jima tiếp diễn cho đến tận ngày [[26 tháng 3]], khi sự kháng cự ngoan cố của quân Nhật dần dần bị đẩy lui khỏi các vị trí mà họ tiếp tục phòng thủ cho đến người cuối cùng. ''Tennessee'' tham gia cuộc chiến đấu này cho đến ngày [[7 tháng 3]], khi nó khởi hành đi [[Ulithi]], sau khi đã rót xuống Iwo Jima tổng cộng 1.370 quả đạn pháo 356&nbsp;mm (14 inch), 6.380 quả đạn 127&nbsp;mm (5 inch) và 11.481 quả đạn 40&nbsp;mm. Tại Ulithi, nó bắt đầu chuẩn bị để hoạt động trong [[Trận Okinawa|Chiến dịch Okinawa]].
Dòng 157:
Hoạt động của chiếc thiết giáp hạm ngoài khơi Okinawa bao gồm hỗ trợ hỏa lực vào đất liền và chống trả các đợt tấn công cảm tử kamikaze. Công việc trực chiến kéo dài nhiều giờ liền khiến mọi người căng thẳng và mệt mỏi, khi chiếc tàu chiến tuần tra dọc hòn đảo nả pháo vào mọi mục tiêu khả nghi, trong khi danh sách báo cáo về các cuộc tấn công tự sát ngày càng kéo dài.
 
Sự kháng cự trên hòn đảo chỉ kết thúc vào ngày [[21 tháng 6]]. Trong thời gian đó, lực lượng Hải quân phải chiến đấu ngày đêm chống lại các cuộc tấn công tự sát kamikaze không ngừng nghỉ. Xế trưa ngày [[12 tháng 4]], thay cho nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực, ''Tennessee'' đang di chuyển trong đội hình phòng không khi năm chiếc máy bay kamikaze ló ra từ trong đám khói dày đặc bốc lên từ chiếc [[tàu khu trục]] [[USS Zellars (DD-777)|''Zellars'' (DD-777)]] và nhắm thẳng vào ''Tennessee''. Bốn chiếc bị bắn rơi, ba chiếc cuối trong số đó chỉ còn cách chiếc thiết giáp hạm vài trăm mét. Chiếc cuối cùng bốc cháy do trúng đạn pháo 127&nbsp;mm (5 inch) và bổ nhào một góc 45 độ xuống nước sát đuôi tàu. Cùng lúc đó, một máy bay ném bom bổ nhào [[Aichi A6M]] “Val”"Val" bay thấp bên mạn phải hướng thẳng đến cầu tàu của ''Tennessee''. Các quan sát viên phát hiện chiếc "Val" từ khoảng cách 2.300 m (2.500 yard), và mọi vũ khí tự động trên tàu có khả năng đều khai hỏa. Một trong các bánh đáp cố định của chiếc máy bay bị bắn rời, và động cơ bắt đầu bốc khói.
 
Thoạt tiên nhắm vào tháp cột buồm phía trước của ''Tennessee'', viên phi công Nhật lái chệnh đi và đâm vào cầu tàu. Xác máy bay cháy bùng trượt dọc về phía sau cấu trúc thượng tầng, cày nát các khẩu đội phòng không và dừng lại tại tháp pháo số 3. Nó mang theo một quả bom 113&nbsp;kg (250&nbsp;lb), và cùng với những gì còn lại của chiếc máy bay, xuyên qua sàn gỗ và phát nổ. Có tổng cộng hai mươi hai người chết cùng 107 người bị thương.
Dòng 163:
Tuy nhiên, những thiệt hại đó không đủ để loại ''Tennessee'' khỏi vòng chiến. Những người chết được mai táng trên biển, trong khi những người bị thương được chuyển sang chiếc tàu tải thương ''Pinkney'' (APH-2). Công việc sửa chữa khẩn cấp được tiến hành, và đến ngày [[14 tháng 4]], chiếc thiết giáp hạm lại tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực. ''Tennessee'' còn ở lại khu vực ngoài khơi Okinawa thêm hai tuần nữa.
 
Ngày [[1 tháng 5]], Đô đốc Deyo chuyển cờ hiệu của ông sang một tàu tuần dương, và ''Tennessee'' lên đường đi Ulithi. Tại đây, chiếc tàu sửa chữa Ajax (AR-6) thực hiện các công việc bảo trì cần thiết, thay thế các tấm thép bị hư hại trong chiến đấu và trang bị các khẩu đội pháo thay thế cho số đã bị mất. Ngày [[3 tháng 6]], chiếc thiết giáp hạm lên đường, và đi đến Okinawa vào ngày [[9 tháng 6]]. Đến lúc này, những điều tồi tệ nhất đã qua đi, khi các đơn vị Lục quân tiến hành những trận đánh để tiêu diệt những ổ kháng cự cuối cùng của quân Nhật, và hỏa lực của ''Tennessee'' lại tỏ ra hữu ích trong việc yểm trợ. Cùng các thiết giáp hạm “cũ”"cũ" khác, nó tiếp tục nhiệm vụ hỗ trợ cho đến khi sự kháng cự có tổ chức cuối cùng chấm dứt vào ngày [[21 tháng 6]].
 
Phó Đô đốc Oldendorf được đặt làm chỉ huy lực lượng hải quân tại quần đảo Ryukyus, và ông đặt cờ hiệu của mình trên ''Tennessee'' khi chiếc thiết giáp hạm hỗ trợ cho các chiến dịch quét mìn tại biển Đông Trung Quốc và tuần tra tại vùng biển ngoài khơi [[Thượng Hải]] trong khi các tàu sân bay hộ tống tung ra các đợt không kích dọc theo bờ biển Trung Quốc. ''Tennessee'' tiếp tục hoạt động tại khu vực này cho đến khi Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, kết thúc cuộc xung đột tại Thái Bình Dương. Lúc đó chiếc thiết giáp hạm đang hoạt động ngoài khơi Okinawa và đang chuẩn bị để tham gia [[chiến dịch Downfall|kế hoạch tấn công Nhật Bản]].