Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Oát Ly Bất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Alphama Tool, General fixes
Dòng 11:
Sau khi hạ được Yên Kinh, Kim Thái Tổ lấy [[Oát Lỗ]] làm Đô thống, Tông Vọng làm phó, lãnh quân tiếp tục truy kích Liêu Thiên Tộ đế trong khoảng Âm Sơn, [[Chiêu Quân mộ|Thanh Trủng]] (mộ của [[Vương Chiêu Quân]] <ref>Nay là phía nam [[Hohhot|Hô Hòa Hạo Đặc]]</ref>). Tông Vọng chia đường tập kích Thanh Trủng, dùng thừng dắt Da Luật Đại Thạch làm hướng đạo, đến thẳng doanh trại của Liêu đế, bắt được phi tần và các con của ông ta. Liêu đế khi ấy đang ở Ứng Châu nên được thoát, nghe tin tộc thuộc bị bắt, bèn đưa 5000 quân từ Kim Thành đến cùng Tông Vọng quyết chiến, lại bị ông đánh bại.
 
Liêu đế sai sứ dâng Kim ấn xin hàng, Tông Vọng nhận, xem kỹ lại là "''Nguyên soái Yên quốc vương chi ấn''". Ông tiếp tục gởi thư dụ hàng, dẫn chứng việc họ Thạch [[Hậu Tấn|nhà Hậu Tấn]] năm xưa. Đồng thời gởi thư đến [[Tây Hạ]], kết làm hữu hảo, bởi lo bọn họ muốn cứu Liêu. Tông Vọng đến Thiên Đức quân, [[Da Luật Thận Tư]] của Liêu đầu hàng. Sau đó vì có nhiều lời đồn Tây Hạ đã đón Liêu đế vượt [[Đại Hà]], ông bèn truyền hịch răn đe. Trong thời gian này, tộc thuộc của Liêu đế được đưa về chỗ Kim Thái Tổ. Đế ban Thục quốc công chúa Dư Lý Diễn của Liêu cho Tông Vọng để thưởng công.
 
Năm Thiên Hội thứ 2 (1124), nhà Liêu diệt vong.
Dòng 39:
Từ năm Thiên Hội thứ 2 (1124), Tông Vọng hạ được Nam Kinh, Kim Thái Tông lập tức ban chiếu dụ quan lại ở đấy, đem mọi việc lớn nhỏ trình với Quân soái (chỉ Tông Vọng), không cần chuyển đạt lên triều đình.
 
Sau khi quân Kim chiếm được đại bộ phận khu vực Hoàng Hà về phía bắc, Thái Tông đặt Nguyên soái phủ nắm tất cả Quân – Chính sự vụ, chia cho hai vị Tả, hữu phó nguyên soái nắm quyền Hà Nam, Hà Bắc, người thời ấy gọi là “Đông"Đông triều đình, Tây triều đình”đình". Hữu phó nguyên soái Tông Vọng nắm Yên Kinh xu mật viện cai quản Hà Bắc.
 
Ông cầm quyền trong 4 năm, dùng quan viên cũ của các nước Liêu, Tống là bọn Lưu Ngạn Tông, Trương Thông Cổ, Triệu Nguyên,… phụ tá; những phủ, châu, huyện nào khuyết quan viên đều tuyển người Hán có tài năng, danh vọng cho đảm nhiệm. Chọn lấy các quan viên tốt sai đi kêu gọi, phủ dụ những kẻ chiếm cứ thành, trại để tránh chiến loạn, khuyến khích bọn họ quay về làm ăn. Chỉ sau một thời gian ngắn, xã hội – kinh tế Hà Bắc bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã phần nào khôi phục sản xuất.