Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bong bóng dot-com”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
Bình Giang (thảo luận | đóng góp)
n viết xong
Dòng 1:
{{Đang viết 2|3 ngày}}
[[File:Nasdaq Composite dot-com bubble.svg|nhỏ|phải|250px|Chỉ số tổng hợp NASDAQ trong thời kỳ bong bóng Dot-com]]
'''Bong bóng Dot-com''' là một [[bong bóng thị trường cổ phiếu]] khi các [[cổ phiếu]] của các [[công ty]] [[công nghệ cao]], nhất là các [[công ty mạng]], được [[đầu cơ]]. Bong bóng này, theo [[Alan Greenspan]] - cựu [[Chủ tịch Fed]], sinh ra vào ngày [[9 tháng 8]] năm [[1995]] khi mà [[Netscape Communications]] [[IPO|bắt đầu niêm yết cổ phiếu]] của mình và vỡ vào ngày [[10 tháng 3]] năm [[2000]] khi [[chỉ số tổng hợp NASDAQ]] đạt đỉnh cao nhất. Bong bóng Dot-com đã góp phần cùng các nhân tố khác tạo nên tạo nên sự thịnh vượng kinh tế của [[Hoa Kỳ]] cuối [[thập niên 1990]], thời kỳ mà nhiều người gọi là [[nền kinh tế mới]], còn Alan Greenspan gọi là "''sự thịnh vượng bất thường''".
 
==Bối cảnh==
Năm 1995, [[Microsoft]] giới thiệu [[hệ điều hành]] [[Windows95]] với nhiều cải tiến vượt trội so với bản [[Windows3.x|3.x]]. Sự canh tranh giữa các hãng chế tạo [[phần cứng máy tính]], nhất là chế tạo [[chip]] đã làm cho [[máy tính cá nhân]] rẻ hơn. Hai yếu tố này mở ra cơ hội sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại [[doanh nghiệp]][[gia đình]]. [[Trình duyệt Internet]] của Netscape (''Netscape Navigator'') ra đời năm 1994, phiên bản thứ 4 của [[protocol]] ra đời cùng nằm này với những phát triển đáng kể so với các phiên bản trước và được ứng dụng vào Internet, sự ra đời của các [[search engines]] của [[Yahoo]][[Altavista]] vào năm 1995, v.v... đã cho phép mọi người khai thác, trao đổi thông tin, mua bán qua mạng, mở ra kỷ nguyên của [[thương mại điện tử]] và khai thác sức mạnh của [[hệ thống thông tin quản lý]]. Niềm tin vào tương lai của ngành công nghệ thông tin và do đó là vào sự phát triển của các công ty trong ngành này đã thôi thúc các nhà đầu tư quan tâm tới các cổ phiếu của các công ty công nghệ cao. Nó cũng kích thích các nhà [[đầu tư mạo hiểm]] (''venture capitalists'') rót vốn cho các dự án thành lập các trang web kinh doanh.
 
==Bong bóng==
Ngày 9 tháng 8 năm 1995, công ty Netscape thực hiện IPO. Ngay trong ngày hôm đó, giá cổ phiếu của Netscape đã tăng vọt từ 28 lên 71 [[dollar Mỹ]]. Chỉ trong 3 tháng tiếp theo, [[giá trị vốn hóa thị trường]] của Netscape đã được đẩy lên vượt cả của hãng[[Hãng hàngHàng không Delta]]. Hiện tượng cổ phiếu Netscape đã làm nảy sinh kỳ vọng vào điều tương tự đối với cổ phiếu của các công ty mạng khác. Nó khuyến khích các công ty mạng ra đời và phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng như khuyến khích các nhà đầu tư mua cổ phiếu này. Các [[chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones]][[chỉ số tổng hợp NASDAQ|tổng hợp NASDAQ]] luôn tạo ra những mốc mới trong suốt các năm 1995 đến 2000. Ngày 10 tháng 3 năm 2000, chỉ số tổng hợp NASDAQ đạt mức cao lịch sử 5048,62<ref name="NASDAQ">[http://dynamicwww.nasdaqeconstats.com/dynamiceqty/IndexCharteq_d_mi_6.asp?symbol=IXIC&desc=NASDAQ+Composite&sec=nasdaq&site=nasdaq&months=84htm NASDAQXem trang "EconStats" của ''The Wall Street ChartJournal''.]</ref> - cao gấp đôi so với thời điểm trước đó 1 năm. Thời gian còn lại trong năm 2000, chỉ số này giảm 50% và tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.<ref>Greenspan (2008), trang 259.</ref>
 
==Tác động==
Bong bóng Dot-com góp phần cùng nhiều nhân tố khác tạo ra sự thịnh vượng kinh tế của Hoa Kỳ trong nửa cuối thập niên 1990 theo những cách sau:
*Giá cổ phiếu công nghệ cao tăng nhanh đã khuyến khích sự phát triển của các công ty trong ngành công nghệ thông tin. Điều này làm cho công nghệ thông tin tiến bộ nhanh chóng và việc ứng dụng nó vào quản lý, sản xuất đã làm [[năng suất lao động]] tăng lên. Greenspan (2008) cho rằng sự bùng bổ của công nghệ cao diễn ra nhanh chóng đã mở ra một giai đoạn [[hủy diệt mang tính sáng tạo]], làm năng suất lao động và làm [[thị trường lao động]] trở nên linh hoạt hơn. Đây chính là những nhân tố quan trọng nhất tạo nên [[tăng trưởng kinh tế]] cao và duy trì một thời gian khá lâu.<ref name="Greenspan216">''Trong hồi ký của mình, Greenspan có kể lại rằng khi ông ta và các nhà kinh tế học khác lưu ý Tổng thống Clinton về việc thắt chặt thị trường lao động có thể làm tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhưng Clinton đã trả lời rằng "Ông đã sai". "Tôi hiểu lý thuyết nhưng với Internet, với công nghệ, tôi có thể cảm thấy sự thay đổi. Tôi có thể nhìn thấy tăng trưởng ở khắp nơi". Và Greenspan đã thừa nhận rằng Clinton đúng.'' (Xem Greenspan (2008), trang 216)''</ref>
*Giá cổ phiếu tăng nhanh khiến các nhà đầu tư cổ phiếu cảm thấy [[tài sản]] của mình tăng lên. Lúc đó, họ sẽ [[tiêu dùng]] nhiều hơn ([[hiệu ứng tài sản]]). [[Nhu cầu cá nhân]] nhờ vậy tăng lên cùng [[hiệu ứng lan tỏa]] của nó tới sản xuất của các ngành khác nhau trong nền kinh tế khiến [[đầu tư tư nhân]] tăng. Nói cách khác, nhìn từ mặt nhu cầu của nền kinh tế, giá cổ phiếu tăng làm [[tổng cầu]] tăng lên.<ref name="Greenspan211">''Hồi ký của Greenspan nhắc đến một đánh giá của nhà kinh tế Mike Prell rằng hiệu ứng tài sản có thể làm tăng tiêu dùng thêm 50 tỷ dollar một năm trong năm tiếp theo và góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.'' (Xem Greenspan (2008), trang 211)</ref>
 
Việc vỡ và sẹp bong bóng Dot-com mở đầu cho thời kỳ suy thoái kinh tế đầu thập niên 2000<ref>Greenspan (2008), trang 260.</ref> ở Hoa Kỳ mà [[sự kiện 11 tháng 9]] và các vụ [[bê bối kế toán]] trong các năm 2001 và 2002 làm trầm trọng hơn.
 
==Ghi chú==
Hàng 20 ⟶ 21:
*Greene T. , Larry Landweber, George Strawn. "[http://www.nsf.gov/od/lpa/news/03/fsnsf_internet.htm A Brief History of NSF and the Internet]".
*Greenspan, Alan (2008), ''Kỷ nguyên hỗn loạn: Những cuộc khám phá trong thế giới mới'', Nhà xuất bản Trẻ.
 
[[Thể loại:Lịch sử kinh tế Mỹ]]
[[Thể loại:Bong bóng kinh tế]]
[[en:Dot-com bubble]]