Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dennō Senshi Porigon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
初音源 (thảo luận | đóng góp)
初音源 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 58:
 
==Tác động văn hoá==
Sự cố "Pokémon Shock" đã được nhắc đến nhiều lần trong [[văn hoá đại chúng]], bao gồm một tập phim trong ''[[The Simpsons]]'' có tên "[[Thirty Minutes over Tokyo]]"<ref name="empire"/>. Trong tập này, [[The Simpsons#Bối cảnh, các nhân vật và câu chuyện|gia đình Simpson]] du lịch đến Nhật Bản. Khi đến nơi, [[Bart Simpson|Bart]] xem một bộ phim hoạt hình có robot với đôi mắt laser nhấp nháy, và hỏi: "Có phải đó là bộ phim hoạt hình gây ra động kinh không?" Con mắt chớp nháy khiến cậu bị co giật, và những người khác trong căn phòng cũng mau chóng bị lên cơn động kinh (dù ban đầu [[Homer Simpson|Homer]] tự co giật trên sàn là do bắt chước những người khác). Tên của bộ phim hoạt hình đó được tiết lộ là ''Chiến đầu với robot động kinh''<ref name="empire">{{chú thích web|url=http://bad.eserver.org/issues/2002/60/hamilton.html|title=Empire of Kitsch: Japan as Represented in Western Pop Media|last=Hamilton |first=Robert|date=Thángtháng 4 năm 2002|publisher=Bad Subjects|accessdate=2008-10-18|language=[[tiếng Anh]]}}</ref>.
 
Trong một tập phim ''[[South Park]]'' được chiếu lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1999, có tên "[[Chinpokomon]]", xoay quanh một hiện tượng tương tự như ''Pokémon'', được gọi là ''Chinpokomon'', làm cho những đứa trẻ ở South Park bị ám ảnh. Trong tập này, đồ chơi và video game ''Chinpokomon'' đã được bán cho trẻ em Mỹ ở South Park bởi một công ty Nhật. Chủ tịch công ty, ông Hirohito, dùng chúng để tẩy não trẻ em Mỹ, biến chúng thành những binh sĩ riêng của mình để lật đổ đế quốc Mỹ "tàn ác". Những đồ chơi này bao gồm một băng video game trong đó người chơi cố gắng đánh bom [[Trân Châu Cảng]]. Trong khi đang chơi trò chơi này, [[Kenny McCormick|Kenny]] đã bị động kinh và chết, gợi lại sự cố động kinh của ''Pokémon''<ref name="empire"/>.