Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Kính các bác,
...<br>
 
1. Họ và tên của tôi không phải là TrinhManhDung.
 
2. Tôi là dân buôn, tôi không phải là học giả.
 
3. Tôi là người Việt. Tiếng mẹ đẻ của tôi là tiếng Việt.
 
4. Vì bôn ba đủ chỗ, nên tôi biết dăm ba ngoại ngữ. Do làm ăn ở Ba Lan lâu ngày, nên tôi thạo thứ tiếng này thứ hai sau tiếng Việt.
 
5. Trong giao dịch làm ăn “không biết tiếng Anh câm điếc, không biết vi tính là mù chữ” cho nên tôi buộc phải thạo tiếng Anh, cũng đủ để thảo luận với bạn hàng, kể cả thảo luận (= “cãi nhau”) qua điện thoại.
 
6. Nhờ tiếng Nga và tiếng Ba Lan gần như “giống y như nhau” cho nên tôi cũng có may mắn hiểu tiếng Nga khá tốt. Cũng nhờ chữ Hán rất là gần với tiếng Việt nên tôi cũng có may mắn hiểu tiếng Hoa tàm tạm.
 
7. Tôi thích Wiki và vào đây vui “chơi”. Ý nghĩa của chữ “chơi” mà tôi hiểu đại thể như sau: <br>
 
CUỘC CHƠI LỚN
 
Ngay từ khi mới ra đời, đứa trẻ đã có những đồ chơi của nó và tính phức tạp cũng như sự thú vị của đồ chơi tăng lên theo lứa tuổi. Bởi vì cuộc đời là một cuộc chơi lớn. Khi lớn lên, bạn sẽ bớt thích thú với những trò trẻ và bắt đầu cuộc chơi lớn của mình.
 
Tạo sự thịnh vượng cho bản thân là một lý do. Muốn vươn lên một tầm vóc mới là một lý do khác. Bởi vì xây dựng và làm chủ một hệ thống kinh doanh là sự kết hợp rất nhiều kỹ năng, không thể ngồi trên bàn giấy mà tưởng tượng ra được. Trong đó, bao trùm lên tất cả là niềm tin khả năng của mình và mong muốn biểu hiện để tự khẳng định.
 
Bạn phải nỗ lực một chút để hoàn thành. Những công việc đó phải tương xứng với năng lực của bạn mới làm bạn thích thú, bởi vì theo Amiel: “Một cuộc sống bình thản không nỗ lực là cuộc sống vô vị”.
 
Có bốn cấp độ làm việc của con người. Cấp độ thứ nhất là mưu sinh. Cấp độ thứ hai là vì sự tôn vinh. Cấp độ thứ ba coi công việc là bổn phận hay là phần tự nhiên của cuộc đời. Cấp độ thứ tư, cấp độ cao nhất công việc là niềm vui, nguồn hạnh phúc, là động lực vô tận của cuộc sống.
 
8. Làm ăn thì đủ chuyện “hên xui may rủi”. Tôi chép dịch để học và luận quẻ (=bói dịch) cùng bạn bè. Thầy bói nói xong thì quên. Ghi âm lại tôi cũng quên. Tôi học cách tự luận quẻ trên máy tính nên mọi thứ cũng may mà còn lưu được lại.
 
9. Đọc Dịch một thời gian tự nhiên tôi ngộ ra có lẽ đây là: <br>
 
THÔNG ĐIỆP CỦA NGƯỜI XƯA
 
Người đời thường coi Kinh Dịch 易經 là một cuốn sách bói ''Chiêm bốc chi thư'' 占卜之書. Chu Dịch đã ghi nhận và bảo tồn được phong cách tư duy nguyên thủy của nhân loại mà thời gian qua đi đã phủ lên một màn sương làm cho phong cách tư duy dựa trên lý tính bị trộn lẫn với chủ nghĩa thần bí.
 
Rồi cùng với thời gian ý nghĩa nguyên thủy dần dần thất tán có khi không ai hiểu được gì nữa, hậu nhân dần dần bổ xung, phức tạp hóa, phát triển thêm thành nhiều hào. Đó cũng là quá trình hình thành tác phẩm kinh dịch mà đặc trưng ngay từ đầu của nó là một đề cương rõ nét về một phương pháp tiếp cận đầy duy lý đối với một vũ trụ sinh động và hài hòa. Kinh Dịch nhờ đó đã khai thác một cách có hiệu quả các lớp trầm tích tri thức tích lũy từ nhiều đời của trí tuệ dân gian.
 
Nếu chúng ta không cho rằng việc Phục Hy, Văn Vương, Chu Công và Khổng Tử là những tác giả tạo ra Kinh Dịch là một sự kiện lịch sử xác thực thì chúng ta vẫn có thể tìm thấy trong đó một ý nghĩa biểu trưng mang tính mô phỏng về tiến trình hình thành nên cuốn thiên cổ kỳ thư này.
 
Trong quyển kỳ thư hầu như không hề đề cập đến việc tế tự cầu đảo, đây là việc kỳ lạ vì đa số trong chúng ta đều thống nhất đây là một cuốn sách bói toán nên không bị Tần Thủy Hoàng Đế cho tiêu hủy.
 
Nhân vật nổi bật trong Kinh Dịch là người Quân Tử. Có những định nghĩa khác nhau thế nào là người Quân Tử. Quân 君 là quân vương là nhà vua. Nếu hiểu rằng Tử 子 là con, giống như Thiên Tử 天 子 là con của ông trời = ông trời con, thì Quân Tử là con vua = ông vua con. Thiên Tử tự cho mình cái quyền uy thay trời hành đạo thì người Quân Tử cũng tự cho mình cái quyền uy thay vua làm việc nước. Và như vậy Quân Tử cũng có thể được hiểu là người-nắm-quyền hay người-có-quyền hay giới-chủ.
 
Tuy Trung Hoa thời đó gồm mười mấy nước, nhưng nước nào cũng là “đất” của nhà Chu cả. Trên nguyên tắc, người nước nào dù là Tề, Sở, Lỗ, Tần, Ngô, Việt… cũng là con dân của thiên tử nhà Chu cả. Vì vậy một người tài giỏi không được dùng ở nước mình, qua thờ một nước khác, không phải là phản quốc. Còn dân chúng nếu trong nước loạn lạc thì trốn qua nước khác ở, đi lính cho nước này mà chống cự lại quê hương mình. Chuyện đào ngũ hàng loạt để qua phía đối phương là chuyện thường. Do đó, vua chúa nước nào cũng mong có được nhiều dân, mong cho được ''cận giả duyệt, viễn giả lai'' 近賈悅,遠賈來 người ở gần vui lòng, người ở xa quy phục.
 
Nhìn lại doanh nhân trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay chúng ta dễ dàng thấy lại một hình ảnh tương tự ở những vương quốc cổ. Việc một công ty xuyên quốc gia quyết định đặt đại bản doanh tại nước mình hay nước ngoài cũng không bị quy chụp là không yêu nước. Rồi một giám đốc giỏi muốn về đầu quân công ty nào và kéo toàn bộ “quân” theo là chuyện thường ngày và chẳng ai có ý lên án là không trung thành. Một lần nữa tư tưởng ''cận giả duyệt, viễn giả lai'' vẫn có đất đứng vững cho dù thời thế đã bao thay đổi. Trong nền kinh tế thị trường không một ai trong chúng ta được mất cảnh giác, lơi lỏng, buông thả với mình và nhất là với-người-của-mình.
 
Để chuyển tải thông điệp cho đời sau những điều tâm huyết nằm đằng sau chữ và nghĩa, quan trọng là đòi hỏi cả người viết và người đọc phải có cơ duyên ứng hợp như trong quẻ Hàm 咸. Bản thân việc viết cả một cuốn kỳ thư ngay trước mắt Trụ Vương sao cho Trụ Vương không thấy, những kẻ theo Trụ Vương cũng không thấy trong đó những điều ám chỉ chống đối thì đó đã là một sự diệu kỳ rồi.
 
Vì thế cho nên, Chu Dịch có thể được xem như là một cuốn cẩm nang chính trị nhưng lại giấu mình dưới hình thức của lời lẽ vô nhân xưng bí hiểm của vu thuật chiêm bốc, nhưng thực ra được sáng tác để giáo huấn những bậc quân vương về phương pháp an dân trị quốc. Mỗi quẻ là một thông điệp thật rõ ràng khúc triết gửi tới cuộc sống. Tên mỗi quẻ dùng để chỉ một tình huống cụ thể bắt buộc phải đối mặt, không tránh né được. Việc sắp xếp và thay đổi thứ tự các quẻ trong quá trình hình thành và hoàn thiện Kinh Dịch được làm giống như là chiêm nghiệm và đúc kết lý luận từ cuộc sống.
 
Để chúng ta có thể hiểu một khái niệm Dịch dùng một thí-dụ-mẫu điển-hình cụ thể để diễn đạt. Tiếp cận với phong cách nghiên cứu khoa học xã hội Âu Mỹ, lần đầu tiên đọc những bảng câu hỏi, định nghĩa hay hướng dẫn rất cụ thể và đi vào chi tiết kiểu tình huống vấn đề bạn sẽ vô cùng phấn khích khi chợt phát hiện sự tương đồng khi trong cach trình bày của mỗi quẻ Trùng Quái có Thoán Từ giống nhau một cách kỳ diệu với những thí-dụ-mẫu điển-hình ''Case Study'' trong các giáo trình giảng dạy & nghiên cứu hiện đại. Sự cụ thể đáng kinh ngạc của lời Hào Từ và được chọn lọc đúng 6 câu phù hợp với 6 tình-huống-vấn-đề có thể gặp trong thực tiễn cuộc sống.
 
Dịch dùng quẻ Quy Muội 歸妹 em gái về nhà chồng để mô tả sự hội nhập. Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay hội nhập là xu hướng của thời đại. Quy Muội là tình thế của người quân tử hiểu được rằng không thể sống cách ly với cả thế giới nên cầu được hội nhập, được tham gia cuộc chơi với các đối tác hùng mạnh trong một thế giới mở. Dịch chỉ khuyên là khi đi ra với thế giới thì phải khiêm tốn như người con gái về nhà chồng. Dù mình có giỏi đến mấy cũng phải học lại từ đầu. Hào 5 còn nói rõ hơn: vua Đế Ất gả em gái, áo công chúa không đẹp bằng áo nàng hầu - ''Đế Ất quy muội, kỳ quân chi duệ, bất như kỳ đệ chi duệ lương'' 帝乙歸妹,其君之袂, 不如其娣之袂良. - Dịch đã chọn cách phát biểu các nguyên lý thông qua cái cụ thể. Là nguyên lý thì phải khái quát, tức là trong cái cụ thể có sự khái quát, khai quát mà lại dựa trên cái cụ thể.
 
Liệu có phải mỗi quẻ trong 64 quẻ Dịch là tượng trưng cho một tình huống điển lệ chăng? Chúng ta có thể tin tưởng vào trực giác của Văn Vương và Chu Công đã được lịch sử 3000 năm minh chứng. Khi bói một quẻ dịch, chúng ta sẽ nhận ra sự chính xác cực kỳ của lời chiêm đoán, nếu câu hỏi khấn là thích đáng, tâm trạng người xem bói thích đáng, nghi lễ diễn ra thích đáng.
 
Kinh Dịch nguyên thủy không có chấm câu. Bản thân người xưa có một cách hiểu rất mộc mạc mà xuyên suốt không phụ thuộc vào vị trí chấm câu và luôn hiểu một cách nhất quán gần như nhau. Đến năm 1566, Alde Manuce le Jeune người Ý mới đưa ra định nghĩa chính xac dấu chấm câu. Cách chấm câu trong Kinh Dịch ngày nay là do người đời sau tùy ý mình mà đưa dấu chấm dấu phẩy vào. Nhiều bản Dịch khác nhau xem trọng cái cách chấm câu khác nhau đem đến những cách hiểu khác biệt chút ít. Và chúng ta cũng chẳng nên quá câu nệ làm gì.
 
Phải ý thức thật rõ ràng rằng việc bói toán rất nguy hiểm. Dường như luật lệ phật giáo đã có lý khi cấm tăng ni làm chuyện bói toán. Một khi tin chuyện bói toán, ta dễ mặc nhiên phủ nhận tư duy và kinh nghiệm cá nhân, thậm chí còn thủ tiêu luôn ý chí phấn đấu của bản thân nữa. Một sự thật ít người chịu thú nhận: Tâm lý con người rất yếu đuối. Cái tâm lý dễ bị ám đó là một môi trường dẫn đến mất ăn mất ngủ, lầm lạc, đoạn trường. Cả tin vào số mệnh, ký thác đời mình vào những lời chiêm đoán vu vơ thật là đáng thương vô cùng.
 
Người sử dụng Kinh Dịch đúng đắn không bao giờ phục vụ tư lợi của mình. Phải sử dụng Kinh Dịch cho mình và cho mọi người. Dùng Kinh Dịch để trục lợi là xa rời chức năng thiêng liêng của Kinh Dịch. Thật là một sự báng bổ Kinh Dịch nếu người ta dùng Kinh Dịch vào những chuyện tầm phào, tệ hơn nữa là dùng Kinh Dịch để cầu danh tranh lợi một cách vị kỷ. Kinh Dịch sẽ không còn linh nghiệm nữa khi nếu bị dùng cho những việc bất chính.
 
Tuân Tử 荀子 từng nói: ''thiện dịch giả bất chiêm'' 善易者不占 - người hiểu Dịch sẽ chẳng cần coi bói nữa. Mục đích đúng đắn của Kinh Dịch là giúp con người xóa đi tư ý, tự làm chủ lấy bản thân nhằm mục đích phục vụ chính nghĩa. Đó cũng ngụ ý trừ khử tham lam dục vọng, tránh cầu danh tranh lợi, thuận theo Đạo và đạt tới Đức của thánh nhân, mà niềm hạnh phúc tột cùng là hành thiện phục vụ nhân sinh.
 
10. Với chúng ta ngày nay, Kinh Dịch chỉ có thể '''chép''', chỉ có thể '''luận''', không thể viết. <br>
11. Tuy nhiên: “Nói có sách, mách có chứng” nên cái gì cũng phải có nguồn gốc. <br>
12. Có điều: “Quá theo sách không bằng không có sách” ''tận tín thư bất như vô thư'' 盡信書不如無書, xin hiểu nghĩa theo phần diễn giải dưới đây:<br>
 
SÁCH VỞ & BÀI BẢN
 
Khi biết một việc mới người ta sắp xếp nó theo những trật tự mình đã biết. Khi giải thích tức là dùng những cái, những khái niệm, đã biết để hiểu cái chưa nắm hoặc chưa biết. Cách làm như thế gọi là bài bản. Nhờ bài bản các vấn đề được hiểu một cách có hệ thống.
 
Có hai tình huống khó giải quyết có thể xảy ra khi thông tin mới không sắp xếp được vào chỗ nào trong kho tri thức vốn có của mình. Một là, không phân loại xếp hạng được thông tin mới. Hai là, thông tin mới gây đảo lộn hệ thống sắp xếp cũ.
 
Thông tuệ là trình độ của người luôn biết cách phân loại sắp xếp thông tin. Khi hệ thống cũ không chứa nổi thông tin mới thì người thông tuệ sẽ tạo dựng một hệ thống, có thể bao gồm các nguyên lý mới bao quát hơn, để thống nhất quản lý thông tin. Ngược lại, sở tri chướng là trình độ của người khư khư nắm cái cũ, không chịu đổi mới, không chấp nhận cái mới khi nó nghịch nghĩa với cái cũ. Và không hiểu rằng cái mới dù sao vẫn tồn tại dù ta có công nhận nó hay không, cũng giống như “trái đất vẫn quay” cho dù ta có biết hay không biết, công nhận hay không công nhận sự việc đó.
 
Sách vở theo một nghĩa nào đó là nhiều chữ. Nhiều chữ nhưng là chữ cũ, nhiều đến mức không còn chỗ cho cái mới. Nhiều chữ kiểu ấy không bằng ít chữ. Học vấn có thể cao hoặc rất cao nhưng có thể vẫn không biết thích nghi với thế giới thay đổi mỗi ngày. Như vậy là tự biến mình thành giáo điều, trở thành nô lệ của kiến thức. Người đoạt giải Nobel năm 2002, nhà kinh tế Vernon L. Smith thuộc đại học George Mason, Mỹ, nói: “Các bạn hãy tìm hiểu và tôn trọng luật lệ nghề nghiệp của mình, nhưng đừng tuân theo chúng”. Một cách diễn giải khác: ''Tận tín thư bất như vô thư'' - quá theo sách không bằng không có sách. Khi tin rằng khoa học giải thích được tất cả, khi ước muốn mọi chuyện đều có thể làm sáng tỏ bằng kiến thức khoa học thì đây chính là ảo tưởng của “Kỷ nguyên Ánh sáng”. Đó cũng lại là một hình thức của ''sở tri chướng''. Ngược lại, khi biết chấp nhận cái mới một cách liên thông dù nó mâu thuẫn với cái cũ, biết chấp nhận cái mới cả khi cái mới đó dường như còn mâu thuẫn với “khoa học” thì đó mới đúng là cách tư duy của thời đại kinh tế tri thức.
 
Có loại sách vở chỉ dùng kiến thức mới soi sáng mọi chuyện, không chấp nhận cái cũ. Loại nữa là chỉ dùng cái cũ chống cái mới. Nhìn chung hai thứ là một. Cái gọi là mới cũng là cũ. Vì cùng với thời gian cái gì mà không thành cũ. Cái cho là cũ vẫn sẽ thành mới khi được tái phát hiện dưới một góc độ khác.
 
 
Kính các bác
{{Đang viết}}